| Hotline: 0983.970.780

Cận cảnh trại gà doanh thu 9 tỷ của nông dân Hà Nội

Thứ Ba 24/05/2022 , 08:00 (GMT+7)

Chăn nuôi gà bằng công nghệ mới, hiện đại, trang trại của một nông dân Hà Nội có diện tích 17.000m2 mang lại doanh thu “khủng” 9 tỷ đồng/tháng.

 

Nhắc đến những trang trại chăn nuôi gà lớn khu vực phía Bắc không thể không nhắc đến trang trại nuôi gà công nghệ mới do ông Hoàng Mạnh Ngọc làm chủ có địa chỉ tại xã Liên Hà, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội, với diện tích 17.000m2.

 

Tại đây, chủ trang trại ứng dụng công nghệ thông tin, kiểm soát lượng cám. Cần nhập số lượng bao nhiêu, ông đều có thể thực hiện thông qua điện thoại thông minh. Bên cạnh đó, dây chuyền thức ăn chăn nuôi bán tự động được vận hành bởi công nhân rút ngắn thời gian, tăng hiệu quả sản xuất.

 

Có tư duy làm nông nghiệp hiện đại, ông Ngọc cho biết: “Tôi đã áp dụng công nghệ thông tin vào các khâu kiểm soát nhiệt độ, thức ăn, nước uống trong chuồng nuôi, nhiệt độ trạm ấp qua phần mềm kết nối internet”.

 

Đánh giá khoảng thời gian dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ông Ngọc nói: “Trang trại thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch theo quy định, đồng thời áp dụng 3 tại chỗ (sản xuất, cách ly, ăn nghỉ tại chỗ) nên khi Covid-19 bùng phát cơ sở không bị ảnh hưởng về con người. Tuy nhiên, do giãn cách xã hội, vận chuyển, nhu cầu thấp… dẫn đến doanh thu giảm mạnh còn lại 20-30%.

 

Theo ông Ngọc, hiện tại khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát, hoạt động kinh doanh đã khôi phục trở lại bình thường. Với xưởng ấp rộng 2.000m2 cùng khu vực chăn nuôi gà sinh sản rộng 15.000m2 có 35.000 gà bố mẹ kết hợp cùng 7 trang trại nuôi gia công vệ tinh có 20.000 gà bố mẹ nên doanh thu trang trại đạt 9 tỷ đồng/tháng. Tuy nhiên lợi nhuận vẫn còn bấp bênh, do đặc thù nông nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

 

Nói về thuận lợi khi bắt tay vào chăn nuôi, ông Ngọc chia sẻ: “Tôi có thuận lợi từ gia đình làm kinh doanh thuốc thú y lâu năm, nên khi đi vào chăn nuôi quy mô mở rộng hơn. Đồng thời, việc đảm bảo vệ sinh, phòng chống bệnh tật cho vật nuôi luôn được thực hiện nghiêm”.

 

Là người đầu tiên ở khu vực này áp dụng công nghệ nhân giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo gà nên ông được người dân ưu ái tặng cho cái tên “ông Ngọc bắn tinh gà”.

 

Được biết, năm 2021, ông Hoàng Mạnh Ngọc được nhận Bằng khen nông dân Thủ đô xuất sắc trong việc xây dựng mô hình sản xuất giống gia cầm với diện tích 12.000m2, sản lượng đạt 1,6 vạn con/ngày, tổng doanh thu đạt 50,4 tỷ đồng/năm. Tạo việc làm thường xuyên và thời vụ cho 30 lao động với thu nhập trung bình 7-10 triệu đồng/người/tháng.

 

Với nhiều ưu điểm, lợi thế, hiệu quả cao, ông Ngọc đánh giá, công nghệ nhân giống bằng phương pháp “Thụ tinh nhân tạo gà” giúp chủ trại chủ động chọn được giống tốt (gà trống có phẩm chất giống, khỏe mạnh, có ngoại hình đẹp, không bệnh tật …).

 

Ông Ngọc hồ hởi chia sẻ việc ứng dụng công nghệ này ông cùng các cộng sự, đội ngũ nhân công giúp việc cũng nhàn hơn rất nhiều về việc phát hiện chất lượng giống, tìm con trống, con mái sao cho tốt vì phải thông qua đời sau để chọn lựa (lứa gà con sinh ra) mới biết để tính việc chọn giống và quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, rất mất thời gian. Nguy hiểm hơn nếu không may con gà trống bị bệnh sẽ có hệ lụy cho một loạt gà mái và thế hệ con sinh ra.

 

Nói về công tác đảm bảo vệ sinh chuồng trại, ông cho biết cách xử lý phân gà bằng men vi sinh kết hợp ủ thành phân bón dùng cho trồng trọt. Giá bán hiện nay sau khi trừ chi phí nhân công thu gom phân gà ủ sẽ được bán 40.000 đồng/tạ cho các đơn vị trồng trọt. Đối với xưởng ấp công nhân luôn giữ vệ sinh sạch sẽ khay chứa, nhằm đảm bảo trứng và con giống phát triển tốt nhất.

 

Hiện nay với tỷ lệ ấp nở trứng tại xưởng của ông đã đạt 85 - 87 % (trước đây cho gà nhảy trực tiếp chỉ đạt dưới 80 %), một tỷ lệ vừa nâng cao chất lượng giống vừa cho thu nhập cao và chủ động được việc xuất bán giống gia cầm.

Gà Mã Đà đẹp như chim, có nguy cơ tuyệt chủng

Gà Mã Đà đẹp như chim, có nguy cơ tuyệt chủng

Ảnh 09:50

ĐỒNG NAI Với hình thù đặc trưng, giống gà Mã Đà vừa có thể nuôi làm cảnh, vừa có thể để bán làm thịt đặc sản với giá trị kinh tế cao.

Hà Tĩnh nắng 43 độ C, nông dân loay hoay chống hạn cho cây trồng

Hà Tĩnh nắng 43 độ C, nông dân loay hoay chống hạn cho cây trồng

Ảnh 17:00

Để chống hạn cho cây trồng, nông dân Hà Tĩnh đào giếng, lắp hệ thống tưới tự động, thậm chí đem cả thức ăn dự trữ cho trâu bò ra tấp ủ gốc cây.

Tuần Văn hóa - Du lịch Bắc Kạn tràn ngập các sản phẩm OCOP

Tuần Văn hóa - Du lịch Bắc Kạn tràn ngập các sản phẩm OCOP

Ảnh 09:34

BẮC KẠN Hơn 100 sản phẩm OCOP tiêu biểu của tỉnh Bắc Kạn được giới thiệu, trưng bày, nhằm góp phần nâng cao giá trị thương hiệu sản phẩm OCOP gắn với du lịch.

Vinh quang và nỗi đau giữa đại ngàn Trường Sơn

Vinh quang và nỗi đau giữa đại ngàn Trường Sơn

Ảnh 15:30

Trường Sơn có vinh quang của Tổ quốc thống nhất, có nỗi đau của những Mẹ Việt Nam anh hùng và chứng tích rõ ràng nhất là Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn.

Nông dân chật vật mưu sinh dưới cái nóng 42 độ C

Nông dân chật vật mưu sinh dưới cái nóng 42 độ C

Ảnh 10:39

Đợt nắng nóng đặc biệt gay gắt 4 ngày nay khiến cuộc sống người dân Hà Tĩnh đảo lộn, nhất là những nông dân 'chân lấm tay bùn'.

Lên rừng 'đổi gió' tắm suối giải nhiệt

Lên rừng 'đổi gió' tắm suối giải nhiệt

Ảnh 17:55

Thay vì xuống biển, hàng nghìn người dân ở vùng đồng bằng tỉnh Hà Tĩnh đổ xô lên huyện miền núi Hương Sơn tắm suối, giải nhiệt.

Xem thêm