| Hotline: 0983.970.780

Cầu dây văng đầu tiên qua sông Hồng mang tên Nhật Tân

Thứ Sáu 05/12/2014 , 14:13 (GMT+7)

Với tỷ lệ 100% đại biểu có mặt nhất trí, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Tờ trình về việc đặt tên, điều chỉnh độ dài một số đường, phố và công trình công cộng tại phiên họp sáng 5/12, trong đó có đặt tên cầu Nhật Tân.

Cầu Nhật Tân là cây cầu dây văng bắc qua Sông Hồng nối Phú Thượng (Tây Hồ) với Vĩnh Ngọc (Đông Anh), có tổng mức đầu tư hơn 13.626 tỷ đồng, kết cấu chính theo dạng dây văng với 5 trụ tháp hình thoi và 6 nhịp dây văng.

Cây cầu này được kỳ vọng là điểm nhấn cho cảnh quan trên sông Hồng qua thủ đô Hà Nội bằng kiểu dáng kiến trúc đẹp. Cầu Nhật Tân được triển khai đồng bộ với đường Nhật Tân - Nội Bài tạo nên một tuyến cao tốc nội đô hiện đại, rút ngắn thời gian di chuyển từ cảng hàng không quốc tế Nội Bài tới trung tâm Hà Nội.

Trước đó, ngày 25/8, tại buổi làm việc với Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng, ông Hiroshi Fukada, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam đã đề xuất với Bộ trưởng Đinh La Thăng lấy tên cầu "Hữu nghị Việt -Nhật" thay cho tên Nhật Tân.

Tuy nhiên, lãnh đạo thành phố Hà Nội cho hay, theo quy định việc đặt tên cầu Nhật Tân thuộc thẩm quyền của HĐND TP Hà Nội. Việc đặt tên cầu Nhật Tân sau đó cũng đã được thành phố Hà Nội đưa ra lấy ý kiến nhân dân.

Cùng với việc đặt tên cầu Nhật Tân, 24 tên đường phố và công trình công cộng của 7 quận, huyện, thị xã đã được HĐND nhất trí thông qua.

Trong đó, 19 tên phố mới gồm: Thọ Giáp (quận Cầu Giấy); Bằng Liệt, Hưng Phúc, Đông Thiên (quận Hoàng Mai); Thiên Hiền, Sa Đôi, Phú Đô, Phố Nhổn, Hòe Thị, Tu Hoàng, Thị Cấm, Ngọc Trục, Đại Mỗ, Cầu Cốc, Miêu Nha, Cương Kiên, Đồng Me, Miếu Đầm (quận Nam Từ Liêm); Cầu Hang (thị xã Sơn Tây).

4 đường mới là: đường Quảng Oai, Phú Mỹ, Tây Đằng (huyện Ba Vì) và đường Đá Bạc (thị xã Sơn Tây). Đường Hữu Hưng (quận Nam Từ Liêm) được đề nghị điều chỉnh kéo dài.

(VnExpress)

Xem thêm
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh chính sách tín dụng đối với lâm sản, thủy sản

Thủ tướng yêu cầu Bộ NN-PTNT chủ động chỉ đạo các giải pháp linh hoạt tháo gỡ khó khăn, bảo đảm sản xuất, thúc đẩy, tiêu thụ, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản.

Siết chặt khai thác nước ngầm, bảo vệ 'túi' nước ngọt ở ĐBSCL

Nước ngầm - nguồn nước ngọt dự trữ lớn cho ĐBSCL đang đứng trước nguy cơ bị nhiễm mặn. Giải pháp lâu dài kiểm soát, ngăn chặn khai thác nước ngầm cần được tính toán.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Khát vọng Huổi Khon

13 năm trước, bản vùng cao này là một điểm nóng về trật tự xã hội, nhưng giờ thay da đổi thịt như một lời hứa nguyện theo Đảng, theo chính quyền của bà con.