| Hotline: 0983.970.780

Chờ cử tạ gặt huy chương Olympic

Thứ Tư 14/07/2021 , 07:52 (GMT+7)

Đoàn thể thao Việt Nam làm lễ xuất quân dự Olympic Tokyo vào tối 13/7, với kỳ vọng giành ít một huy chương tại đại hội thể thao lớn nhất hành tinh.

Đô cử Thạch Kim Tuấn là niềm hy vọng số một của thể thao Việt Nam tại Olympic Tokyo.

Đô cử Thạch Kim Tuấn là niềm hy vọng số một của thể thao Việt Nam tại Olympic Tokyo.

Thể thao Việt Nam có 18 VĐV góp mặt tại Olympic Tokyo 2021, cụ thể gồm: Bắn cung (2 VĐV), Cầu lông (2), Bơi lội (2), Boxing (2), TDDC (2), Judo (1), Taekwondo (1), Đua thuyền rowing (2), Bắn súng (1), Điền kinh (1), Cử tạ (2). Trong số này, điền kinh, bắn súng và bơi (1 suất) tham dự Olympic bằng vé đặc cách của ban tổ chức.

Giống các kỳ Olympic trước đó, những môn thể thao cá nhân như võ, bắn sung, cử tạ được kỳ vọng sẽ giúp Việt Nam gặt huy chương. Ở Thế vận hội năm nay, hy vọng hàng đầu đổ dồn vào cử tạ, nơi Thạch Kim Tuấn và Hoàng Thị Duyên sẽ tranh tài.

Thạch Kim Tuấn, 27 tuổi, từng giành HCB giải vô địch thế giới và HCB Asiad 2014 ở hạng 56kg. VĐV sinh tại Bình Thuận luôn là niềm hy vọng hàng đầu của Việt Nam tại các đấu trường châu lục cũng như thế giới. Ít hơn hai tuổi, nhưng Hoàng Thị Duyên cũng kịp giành HCB châu Á. Cả hai nằm trong số hiếm những VĐV đạt đẳng cấp thế giới của thể thao Việt Nam hiện tại.

Không thể không kể tới Hoàng Xuân Vinh, xạ thủ từng giành 1 HCV và 1 HCB tại Olympic Rio 2016. Năm nay, anh đến Tokyo bằng vé đặc cách, nhưng với kinh nghiệm dạn dày, Xuân Vinh vẫn có thể làm nên chuyện.

Không được giao chỉ tiêu cụ thể, nhưng hơn 40 thành viên tham dự Olympic Tokyo của Việt Nam đều quyết tâm mang huy chương về cho Tổ quốc. Ông Trần Đức Phấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao, kiêm Trưởng đoàn cho biết: "Với VĐV, tâm lý thoải mái, hưng phấn là yếu tố quan trọng để giành kết quả tốt. Không riêng gì chúng ta, cả thế giới có thể không đạt kết quả cao như kỳ vọng".

Tại Thế vận hội năm nay, Việt Nam nằm ở nhóm hai - nhóm các nước có nguy cơ cao về Covid-19. Do đó, các thành viên trong đoàn phải thực hiện nhiều quy định về phòng chống dịch như: Xét nghiệm liên tục 3 lần trong 3 ngày trước khi lên đường. Kiểm tra một lần nữa ở sân bay Tokyo. Chỉ khi có kết quả âm tính, đoàn mới được đến làng VĐV, cách ly đủ 3 ngày, và chờ thêm một lần âm tính nữa để được thi đấu.

Sau lễ xuất quân tối 13/7, Đoàn Thể thao Việt Nam dự kiến sang Tokyo vào ngày 18/7. Riêng VĐV taekwondo Trương Thị Kim Tuyền đang tập huấn tại Kazakhstan sẽ bay sang Nhật Bản. 

Tại khu vực Đông Nam Á, Thái Lan là nước có nhiều VĐV tham dự Olympic Tokyo nhất. 42 VĐV xứ Chùa vàng tranh tài ở nhiều môn thế mạnh, trong đó có cử tạ, taekwondo. Xếp sau Thái Lan là Malaysia (30 VĐV), Indonesia (28 VĐV), Singapore (22 VĐV), và Philippines (19VĐV).

Một thiệt thòi chung của các nền thể thao Đông Nam Á ở Olympic Tokyo, là bị giảm số lượng đô cử trong môn cử tạ. Vì án phạt doping, cả Việt Nam, Thái Lan lẫn Malaysia đều không thể có lực lượng mạnh nhất.

Với Singapore, nước này từng tạo nên lịch sử ở Olympic Rio 2016 khi kình ngư Joshep Schooling đoạt HCV nội dung 100m bướm. Trên đất Nhật Bản sắp tới, Schooling vẫn ghi danh và hy vọng có tấm HCV Olympic thứ hai.

Xem thêm
Việt Nam - những sắc màu di sản

Tối 22/11 tại Nhà văn hóa Lao động Nghệ An đã diễn ra Lễ khai mạc Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống với chủ đề 'Việt Nam – những sắc màu di sản'.

Thông tin mới chuyên án tiếp viên hàng không xách ma túy từ Pháp về

Công an TPHCM tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh, mở rộng chuyên án; lần theo dòng chảy ma túy để khui từng vỏ bọc của các 'ông trùm' ma túy.

Nadal lên sẵn kịch bản giải nghệ

Tay vợt người Tây Ban Nha cho biết có tinh thần thoải mái sẵn sàng thi đấu Davis Cup 2024 trên sân nhà cũng như việc sẽ giải nghệ ở đây.

Hàng trăm thú cưng đọ tài sắc tại Vietnam Pet Festival 2024

TP.HCM Ngày 29/6, hàng trăm chó mèo được chủ nhân đưa đến Vietnam Pet Festival 2024 tổ chức tại quận 12 để tham gia các cuộc thi sắc đẹp, thi thời trang.