| Hotline: 0983.970.780

Chủ động kiểm soát dịch bệnh trên thủy sản nuôi

Thứ Ba 08/10/2024 , 08:17 (GMT+7)

Trong 9 tháng đầu năm 2024, phòng chống dịch bệnh thủy sản đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, người nuôi cần chủ động phát hiện sớm và kiểm soát tốt dịch bệnh.

Cần giám sát chủ động dịch bệnh trên tôm

Theo Cục Thú y, trong 9 tháng đầu năm 2024, bệnh trên tôm nuôi có chiều hướng giảm cả về phạm vi (giảm 9,91%) và diện tích (giảm 34,97%) có tôm mắc bệnh so với cùng kỳ năm 2023. Dịch bệnh có chiều hướng giảm nhưng diện tích thiệt hại do biến đổi thời tiết khi hậu có chiều hướng tăng mạnh (tăng 20% so với năm 2023). Một số loại mầm bệnh nguy hiểm (AHPND, WSD, IHHND, EHP trên tôm) vẫn lưu hành ở nhiều vùng nuôi, kết hợp các yếu tố nhiệt độ, độ mặn tăng cao, biến đổi môi trường nhanh, mạnh, cực đoan... tác động đến sức khỏe tôm, làm cho tôm chậm lớn (không lột xác), kém phát triển, sức đề kháng yếu; điều kiện môi trường biến đổi tiêu cực tạo thuận lợi cho mầm bệnh phát triển.

Trong 9 tháng đầu năm 2024, các bệnh xảy ra trên tôm chủ yếu vẫn là bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp tính, đỏ thân, phân trắng, EHP xuất hiện ở một số địa phương. Một số bệnh thông thường khác trên tôm vẫn xảy ra rải rác. Dịch bệnh tiếp tục lưu hành trên diện rộng, tồn tại trong hệ sinh vật tự nhiên và trong cơ sở là nguyên nhân gây thiệt hại cho người nuôi tôm trong thời gian tiếp theo nếu cơ sở nuôi không nâng cao các biện pháp an toàn sinh học, áp dụng tiến bộ khoa học, thực hiện giám sát dịch bệnh chủ động để phát hiện sớm và kiểm soát tốt dịch bệnh, trong đó đặc biệt là con giống và khâu chuẩn bị ao nuôi.

Người nuôi cần thực hiện giám sát dịch bệnh chủ động để phát hiện sớm và kiểm soát tốt dịch bệnh.

Người nuôi cần thực hiện giám sát dịch bệnh chủ động để phát hiện sớm và kiểm soát tốt dịch bệnh.

Hiện nay, Việt Nam chưa xuất hiện bệnh DIV1 nhưng có nguy cơ cao bệnh TPD có thể xảy ra; do vậy công tác phòng chống dịch bệnh cần được đẩy mạnh, đặc biệt là triển khai các chương trình giám sát chủ động dịch bệnh để phát hiện sớm, xử lý triệt để tránh bệnh lây lan trên diện rộng. Các cơ sở nuôi cần có giải pháp đồng bộ để khắc phục, cải thiện điều kiện hạ tầng vùng nuôi, quản lý mùa vụ nuôi, có ao lắng để trữ nước sử dụng khi cần thiết, chỉ thả giống khi bảo đảm điều kiện nuôi, nghiên cứu điều chỉnh quy trình nuôi phù hợp, xử lý nước thải, chất thải theo quy định; thực hiện quan trắc môi trường, tổ chức lấy mẫu đối với những diện tích bị thiệt hại để xác định nguyên nhân, thực hiện kế hoạch giám sát chủ động để dự báo, cảnh báo; nuôi tôm với mật độ thấp, cách vụ để giảm tải cho môi trường nuôi và áp dụng các biện pháp tổng hợp phòng, chống dịch bệnh.

Tuân thủ quy trình nuôi cá tra

Trong 9 tháng đầu năm 2024, bệnh xuất huyết vẫn là bệnh phổ biến trên cá tra, xảy ra tại các cơ sở như: xuất huyết, gan thận mủ, trắng gan trắng mang, ký sinh trùng. So với năm 2023, dịch bệnh xảy ra trên cá tra giảm cả về phạm vi và diện tích có cá tra bị bệnh; chủ yếu là diện tích cá bị mắc bệnh xuất huyết.

Tuy nhiên, cá tra được nuôi theo hình thức ao nuôi hở (nước vào ra và thay nước liên tục mà không qua xử lý), bè nuôi sử dụng nguồn nước sông tự nhiên, do vậy việc kiểm soát mầm bệnh có trong môi trường nước là rất khó khăn; bên cạnh đó, mật độ thả nuôi thường rất cao, do vậy thường trực nguy cơ phát sinh dịch bệnh.

Trong năm 2025, cần tăng cường công tác giám sát, phát hiện sớm cá mắc bệnh, cá chết để xử lý, trường hợp cá bị chết nhiều, chết bất thường với tỷ lệ cao cần phải lấy mẫu gửi xét nghiệm để xác định nguyên nhân; người nuôi cần tuyệt đối tuân thủ quy trình nuôi, mật độ thả nuôi, quy trình xử lý nước thải, chất thải và tăng cường chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho cá. Khuyến khích sử dụng vacxin phòng bệnh cho cá nhằm hạn chế lạm dụng kháng sinh.

Ngoài ra, người nuôi cần chú ý kiểm soát dịch bệnh trên các loài thủy sản khác. Các bệnh xuất huyết, trương bóng hơi, hoại tử thần kinh, viêm đường tiêu hóa, phù đầu, lồi mắt... trên một số loài cá nước ngọt vẫn thường xuyên xuất hiện và gây thiệt hại cho người nuôi.

Bên cạnh đó, các mô hình nuôi chủ yếu là ao nuôi hở, nuôi lồng bè, không có biện pháp quản lý nguồn nước cấp, nước thải, khó áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong quá trình nuôi; kết hợp với tác động xấu của biến đổi khí hậu, thời tiết tiếp tục có diễn biến phức tạp, các hiện tượng thời tiết cực đoan như: nắng nóng kéo dài sau đó mưa lớn đột ngột, xâm nhập mặn, mưa lũ, bão lụt... làm môi trường nuôi bị thay đổi nhanh và tác động xấu đến sức khỏe thủy sản, tạo thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh phát triển và gây bệnh cho thủy sản. 

Xem thêm
Guinea muốn học hỏi kinh nghiệm của nông nghiệp Việt Nam

Việt Nam đang nỗ lực thúc đẩy hợp tác Nam - Nam và Việt Nam - Nam Phi - Guinea, thể hiện là thành viên có trách nhiệm về an ninh lương thực, nhất là với châu Phi.

Nước lũ lên cao, đê bao ở Đồng Tháp vẫn vững vàng

Đồng Tháp Hiện nay mực nước ở đầu nguồn Mekong lên cao hơn cùng kỳ năm 2023, khoảng từ 0,1-0,6m, tuy nhiên các tuyến bờ bao đều an toàn, khả năng đảm bảo kiểm soát lũ tốt.

Vì sao đây là thời điểm tốt nhất để mua VinFast VF 7?

Loạt chính sách mới được công bố dành cho khách hàng mua VinFast VF 7 đang khiến nhiều người có ý định chốt cọc VF 7 hồ hởi.

Sinh viên Bình Phước sẽ học đại học ngay tại tỉnh nhà

Bắt đầu từ năm học 2025 trở đi, sinh viên cao đẳng, đại học có hộ khẩu tại tỉnh Bình Phước sẽ không phải đi học xa, mà học ngay tại tỉnh nhà.

Bình luận mới nhất