| Hotline: 0983.970.780

Chuyển đổi số ngành nông nghiệp: Không thể không làm

Thứ Ba 14/12/2021 , 16:47 (GMT+7)

Chuyển đổi số là xu thế, đòi hỏi, yêu cầu khách quan của sự phát triển, không thể không làm, không thể đứng ngoài cuộc, đặc biệt là chuyển đổi số trong nông nghiệp.

Lễ công bố Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp của Bộ NN-PTNT. Ảnh: Phạm Hiếu.

Lễ công bố Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp của Bộ NN-PTNT. Ảnh: Phạm Hiếu.

Thành lập Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp

Ngày 14/12, Bộ NN-PTNT đã công bố Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp của Bộ NN-PTNT.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan là Trưởng Ban Chỉ đạo; Phó Trưởng Ban Chỉ đạo là ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT. Các thành viên giúp việc cho Ban Chỉ đạo gồm lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ NN-PTNT.

Theo đó, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp là chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của Bộ, ngành NN-PTNT quy định tại Quyết định số 749 ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Nghiên cứu, đề xuất ban hành chính sách, cơ chế quản lý, điều hành; xây dựng chương trình, đề án, quy hoạch, kế hoạch, chiến lược lồng ghép nội dung về chuyển đổi số nông nghiệp; tạo điều kiện thúc đẩy người dân và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chuỗi giá trị nông nghiệp theo hướng số hóa, xây dựng nông thôn mới thông minh trên cả nước.

Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực chuyên ngành để đáp ứng yêu cầu điều chỉnh các mối quan hệ mới phát sinh trong tiến trình chuyển đổi số, khuyến khích đổi mới, sáng tạo trong chuyển đổi số nông nghiệp.

Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ xây dựng các hệ thống dữ liệu của ngành, thực hiện số hóa trong từng lĩnh vực chuyên ngành: Đất nông nghiệp, cây trồng, vật nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, chế biến, quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, thủy lợi, phòng, chống thiên tai…

Ứng dụng công nghệ số trong dự báo, cảnh báo thị trường, quản lý quy hoạch; ứng dụng công nghệ số để tự động hóa các quy trình sản xuất, kinh doanh, quản lý, giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm, bảo đảm nhanh chóng, minh bạch, chính xác; xem xét thử nghiệm triển khai sáng kiến “Mỗi người nông dân là một thương nhân, mỗi hợp tác xã là một doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số”.

Đôn đốc, điều phối việc triển khai hoạt động chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp. Tổng kết, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện và chỉ đạo xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện chuyển đổi số nông nghiệp trong toàn ngành…

Ban Chỉ đạo sẽ xem xét thử nghiệm triển khai sáng kiến 'Mỗi người nông dân là một thương nhân, mỗi hợp tác xã là một doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số'. Ảnh: Phạm Hiếu.

Ban Chỉ đạo sẽ xem xét thử nghiệm triển khai sáng kiến "Mỗi người nông dân là một thương nhân, mỗi hợp tác xã là một doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số". Ảnh: Phạm Hiếu.

Cũng tại Lễ công bố, Bộ NN-PTNT đã công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT lấy ngày 19/8 hàng năm là ngày Chuyển đổi số trong Nông nghiệp.

Ngày Chuyển đổi số trong nông nghiệp nhằm nâng cao nhận thức về sứ mệnh, sự cần thiết, tính cấp bách của chuyển đổi số trong ngành NN-PTNT và hành động đồng bộ ở các cấp với sự tham gia của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn ngành NN-PTNT thực hiện thắng lợi chương trình chuyển đổi số quốc gia.

Qua đó, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Bộ. Việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày Chuyển đổi số hàng năm đảm bảo đúng quy định của pháp luật, thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm, không phô trương, hình thức, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng cơ quan, đơn vị.

Căn cứ nhiệm vụ chuyển đổi số NN-PTNT hàng năm, Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số của Bộ xác định chủ đề chuyển đổi số của năm, xây dựng kế hoạch khung và hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày Chuyển đổi số (19/8) phù hợp, thiết thực, hiệu quả; phát động phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số để phấn đấu đạt, vượt và về đích sớm các mục tiêu cơ bản và thực hiện toàn diện các nhiệm vụ, giải pháp tại Quyết định số 749 của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Không thể đứng ngoài cuộc

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp, nhấn mạnh, Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định, cùng với sự phát triển mạnh mẽ khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số là một trong ba trụ cột thực hiện phát triển nhanh, phát triển bền vững; đồng thời là một trong những khâu đột phá lớn, góp phần “tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh”.

Dự thảo Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2030 cũng nêu rõ “Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” là động lực quan trọng, mở ra cơ hội đổi mới mô hình tăng trưởng trong nông nghiệp, Bộ đã đưa Chuyển đổi số vào nhiệm vụ trọng tâm của ngành, hướng đến mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp “minh bạch - trách nhiệm - bền vững”.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp của Bộ NN-PTNT, phát biểu tại chương trình. Ảnh: Phạm Hiếu.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp của Bộ NN-PTNT, phát biểu tại chương trình. Ảnh: Phạm Hiếu.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, nhiệm vụ chuyển đổi số ngành nông nghiệp được xây dựng trên 3 trụ cột: Bộ số, Kinh tế nông nghiệp số và Nông thôn số, Nông dân số. Thời gian qua, việc thực hiện chuyển đổi số bước đầu đã được áp dụng trong ngành NN-PTNT ở các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, lâm nghiệp mang lại những kết quả hết sức khả quan. Tuy nhiên, quy mô ứng dụng chuyển đổi số còn hạn chế, chưa đồng bộ giữa các vùng, miền, địa phương.

“Đại dịch Covid-19 là cú híc mạnh mẽ cho chuyển số trong nông nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ số trong chuỗi cung ứng, sản xuất, chế biến, thị trường nông sản diễn ra rất nhanh trên phạm vi toàn quốc, động chạm cùng lúc tới các doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã, nông dân. Nhưng cách triển khai, tiếp cận rời rạc đã nảy sinh các vấn đề: về trao đổi thông tin giữa các đơn vị thuộc Bộ, giữa bộ, ngành, các địa phương; về ứng dụng công nghệ; về dữ liệu…”, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT nêu vấn đề.

Theo đó, Thứ trưởng cho rằng chuyển đổi số ngành nông nghiệp cần một tầm nhìn xa, phải bắt đầu nông dân và phải dựa trên nên tảng số, dữ liệu số. Mọi chính sách đều hướng đến nông dân, nông thôn doanh nghiệp, hợp tác xã và mọi nông dân, nông thôn, doanh nghiệp, hợp tác xã cũng phải tham gia vào quá trình chuyển đổi số.

Đồng thời, người đứng đầu phải có tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, cách làm phù hợp, bám sát thực tiễn, điều kiện, hoàn cảnh của nền nông nghiệp Việt Nam để đạt hiệu quả cao, sức lan tỏa rộng và mang lại lợi ích cho nhiều nông dân, nông thôn, doanh nghiệp, hợp tác xã.

"Chuyển đổi số là xu thế, đòi hỏi, yêu cầu khách quan của sự phát triển, không thể không làm, không thể đứng ngoài cuộc, đặc biệt là chuyển đổi số trong nông nghiệp. Đây là vấn đề tác động đến tất cả các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, người dân, doanh nghiệp nên phải bắt tay thực hiện ngay để tạo ra hệ thống tổng thể, liên thông từ Bộ đến cơ sở”, lãnh đạo Bộ NN-PTNT khẳng định.

Xem thêm
Sở NN-PTNT 13 tỉnh, thành phố vùng Trung bộ ký giao ước thi đua năm 2025

Ninh Thuận Khối thi đua Sở NN-PTNT 13 tỉnh, thành phố vùng Trung bộ đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Đảm bảo an toàn cho ngư dân mùa mưa bão: [Bài 1] Tính mạng trên hết

Phần lớn quãng đời của ngư dân gắn với biển. Biển cả mênh mông, trong khi bão tố rất bất thường, sinh mạng và tài sản của ngư dân luôn bị thiên tai đe dọa…

Hơi ấm cộng đồng giúp người dân Lục Yên gượng dậy sau bão

Yên Bái Vượt qua những đau thương, mất mát do thiên tai càn quét, những ngày này chính quyền và người dân ở huyện Lục Yên đang gượng dậy khôi phục sản xuất, dựng lại nhà ở.