Cơ chế hỗ trợ lợn bị tiêu hủy cụ thể như thế nào?

NGUYÊN HUÂN - Thứ Tư, 27/02/2019 , 08:35 (GMT+7)

Tiêu hủy lợn bị nhiễm bệnh theo quy trình như thế nào để được nhà nước hỗ trợ và mức hỗ trợ bao nhiêu, thời gian bao lâu thì được nhận?

Theo Nghị định 02/2017/NĐ-CP quy định 1kg lợn hơi khi tiêu hủy do dịch bệnh được hỗ trợ 38.000 đồng

Theo chia sẻ của Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) Phạm Văn Đông, mức hỗ trợ đối với lợn bị tiêu hủy do dịch tả lợn Châu Phi hiện nay áp dụng chung theo mức hỗ trợ quy định tại Nghị định 02/2017/NĐ-CP ngày 9/1/2017 của Chính phủ về Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

Cụ thể, khoản b, Điều 4 Nghị định 02/2017/NĐ-CP quy định, mức hỗ trợ với chăn nuôi gia súc, gia cầm thiệt hại do dịch bệnh như sau: Hỗ trợ trực tiếp cho các hộ sản xuất có gia súc, gia cầm phải tiêu hủy bắt buộc do mắc dịch bệnh hoặc trong vùng có dịch bắt buộc phải tiêu hủy là 38.000 đồng/kg hơi đối với lợn. Chiếu theo quy định này hiện 1kg lợn hơi tiêu hủy do bệnh dịch tả lợn Châu Phi người chăn nuôi sẽ được hỗ trợ 38.000 đồng.

Về quy trình, thủ tục để được nhận hỗ trợ, ông Phạm Văn Công, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hải Phòng, một trong những địa phương có dịch tả lợn Châu Phi cho biết, bình thường đối với các dịch bệnh khác sau 21 ngày không phát sinh thêm ổ dịch mới sẽ công bố hết dịch nhưng riêng với dịch tả lợn Châu Phi thời gian là 30 ngày.

Tức là sau 30 ngày từ ngày công bố dịch, nếu không phát sinh thêm ổ dịch tả lợn Châu Phi mới, các cơ quan chức năng, bao gồm Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật các cấp (tỉnh, huyện, xã) phối hợp cùng cơ quan chuyên môn thú y, chính quyền địa phương rà soát thống kê, kiểm kê khối lượng, số lượng cụ thể lợn bị tiêu hủy để làm đề xuất hỗ trợ. Nếu mức hỗ trợ không quá lớn sẽ lấy nguồn từ các Quỹ dự phòng dịch bệnh của địa phương. Trong trường hợp nguồn tiền quá lớn sẽ cân đối từ nguồn của thành phố hoặc xin Trung ương hỗ trợ.

Bình thường đối với các dịch bệnh khác sau 21 ngày không phát sinh thêm ổ dịch mới sẽ công bố hết dịch nhưng riêng với dịch tả lợn Châu Phi thời gian là 30 ngày

Ông Nguyễn Quang Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Hưng Yên, địa phương đầu tiên phát hiện dịch tả lợn Châu Phi cho hay, nhiệm vụ quan trọng và trước mắt hiện nay của ngành thú y là công tác phòng chống dịch để hạn chế lây lan. Chỉ khi dịch bệnh được khống chế, sau 30 ngày kể từ ngày con lợn nhiễm bệnh cuối cùng bị tiêu hủy, các cơ quan chuyên môn sẽ tiến hành thống kê, hỗ trợ thiệt hại. Thời gian từ khi thống kê đến khi nhận được hỗ trợ tùy vào quy mô, mức độ của dịch cũng như nguồn ngân sách của các địa phương, nhưng về cơ bản người chăn nuôi sẽ nhận được đầy đủ 38.000 đồng/kg hơi theo quy định tại Nghị định 02/2017/NĐ-CP.

Các chi phí tổ chức lấy mẫu xét nghiệm, thuê người vận chuyển, đào hố tiêu hủy, rắc vôi, khử trùng, trang thiết bị bảo hộ… theo ông Nguyễn Quang Tuấn được lấy từ nguồn kinh phí khác, không liên quan hay khấu trừ từ nguồn hỗ trợ 38.000 đồng/kg hơi quy định tại Nghị định 02.

NGUYÊN HUÂN
Tin khác
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Những bước chuẩn bị rất sớm của 'ông lớn' chăn nuôi tại Việt Nam
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Những bước chuẩn bị rất sớm của 'ông lớn' chăn nuôi tại Việt Nam

Là một doanh nghiệp đã xuất khẩu thịt gà tới nhiều thị trường, C.P. Việt Nam đang chuẩn bị các công việc cần thiết để xuất khẩu vào thị trường Halal.

Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Cơ hội & thách thức cho hàng 'Made in' Thanh Hóa
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Cơ hội & thách thức cho hàng 'Made in' Thanh Hóa

Thị trường Halal mang đến nhiều cơ hội cho doanh nghiệp, hàng hóa Việt Nam, nhưng cũng đặt ra thách thức không nhỏ…

Ca cao Việt Nam giá cao kỷ lục nhưng sản lượng thấp
Ca cao Việt Nam giá cao kỷ lục nhưng sản lượng thấp

Giá ca cao thế giới năm nay tăng rất mạnh do thiếu hụt nguồn cung. Giá ca cao ở Việt Nam cũng tăng kỷ lục, nhưng sản lượng đã giảm nhiều.

Việt Nam dẫn đầu về xuất khẩu phi lê cá, cá chế biến vào Singapore
Việt Nam dẫn đầu về xuất khẩu phi lê cá, cá chế biến vào Singapore

Việt Nam đang đứng thứ 5 trong số những nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất vào Singapore, trong đó dẫn đầu ở các mặt hàng phi lê cá đông lạnh, cá chế biến.

Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Từ loài cây mọc hoang thành sản phẩm xuất khẩu cho thu tiền tỷ
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Từ loài cây mọc hoang thành sản phẩm xuất khẩu cho thu tiền tỷ

Cách đây vài năm, sau chuyến tham quan mô hình sản xuất nông nghiệp của Nhật Bản và Israel cùng Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, anh Tân quyết định bỏ nghề nhôm kính, chuyển sang làm nông nghiệp công nghệ cao với sản phẩm chính là rau má.

Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Đưa Việt Nam thành mắt xích quan trong trong chuỗi giá trị Halal
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Đưa Việt Nam thành mắt xích quan trong trong chuỗi giá trị Halal

Với ngành công nghiệp Halal, Thủ tướng đặt mục tiêu Việt Nam trở thành điểm đến không thể thiếu trong bản đồ Halal toàn cầu, là mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị Halal.

Gạo Việt Nam lấy lại thị phần ở Philippines
Gạo Việt Nam lấy lại thị phần ở Philippines

Nhập khẩu gạo của Philippines tăng rất mạnh trong năm nay và gạo Việt Nam lại đang chiếm phần lớn lượng gạo nhập khẩu vào thị trường này.

Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Những địa phương đi đầu của Việt Nam
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Những địa phương đi đầu của Việt Nam

Với lợi thế về sự phù hợp của nông sản, Ninh Thuận và Bến Tre là những địa phương đang có kết nối và kinh doanh hiệu quả với các thị trường Halal.

Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Cơ hội hợp tác với nhiều nước châu Á
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Cơ hội hợp tác với nhiều nước châu Á

Hàn Quốc, Ấn Độ là những quốc gia châu Á có kinh nghiệm phát triển, đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng Halal và sẵn sàng chia sẻ, hợp tác với Việt Nam.

Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Saudi Arabia sẽ cùng Việt Nam phát triển hệ sinh thái Halal mạnh mẽ
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Saudi Arabia sẽ cùng Việt Nam phát triển hệ sinh thái Halal mạnh mẽ

Lãnh đạo Trung tâm Halal Saudi, Cơ quan Thực phẩm và dược phẩm Saudi Arabia - SFDA khẳng định cam kết phát triển hệ sinh thái Halal với Việt Nam.

Quy định mới của EU về xác định chủ sở hữu vùng nguyên liệu dừa hữu cơ
Quy định mới của EU về xác định chủ sở hữu vùng nguyên liệu dừa hữu cơ

Bến Tre hiện có hơn 20.000ha dừa được sản xuất tiêu chuẩn hữu cơ, trong đó diện tích đã được chứng nhận khoảng 13.000ha.

Xuất khẩu hàng chục nghìn tấn cà phê decaf với giá cao
Xuất khẩu hàng chục nghìn tấn cà phê decaf với giá cao

Ngoài cà phê nhân thông thường, trong niên vụ vừa qua, cà phê nhân đã khử cafein (cà phê decaf) của Việt Nam cũng được xuất khẩu nhiều với giá cao.