Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Những địa phương đi đầu của Việt Nam

Tùng Đinh - Thứ Hai, 04/11/2024 , 06:00 (GMT+7)

Với lợi thế về sự phù hợp của nông sản, Ninh Thuận và Bến Tre là những địa phương đang có kết nối và kinh doanh hiệu quả với các thị trường Halal.

Các sản phẩm dạng hạt, thủy sản, dê, cừu là những nông sản được người tiêu dùng Halal đón nhận. Ảnh: Tùng Đinh.

Những nông sản tiềm năng

Hiện nay, Ninh Thuận có tổng đàn dê, cừu hơn 220.000 con, sản lượng thịt hàng năm vào khoảng 4.000 tấn. Trong đó, đàn cừu có hơn 99.000 con và sản lượng thịt tương đương hơn 2.000 tấn/năm.

Từ năm 2009, tỉnh Ninh Thuận đã giao Sở NN-PTNT nghiên cứu, nhập các giống cừu từ UAE về để nhân nuôi, lai tạo. Hiện tại, Ninh Thuận có giống Cừu Phan Rang và các giống cừu lai nâng cao thể trạng và chất lượng thịt.

Với sản phẩm này, Công ty TNHH Nhật Thành Food có năng lực cung ứng và khả năng bao tiêu đầu ra trong nước, có nhà máy chế biến thịt cừu, dê, bò theo hình thức tập trung với kho đông lạnh âm 40 độ, đã nằm trong quy hoạch tỉnh đến năm 2030.

Bên cạnh đó, Ninh Thuận cũng có nhiều nông sản khác phù hợp với thị trường Halal như nha đam, điều, nho, táo, măng tây... Với các nông sản này, Công ty Cổ phẩn Thực phẩm Cánh đồng Việt thuộc Tập đoàn GC FOOD đã có 11 sản phẩm đạt chứng nhận Halal. Từ 2018 đến nay, Công ty đã xuất khẩu sang thị trường Trung Đông hơn 170 tấn/năm sản phẩm nha đam các loại.

Trong khi đó, ở Bến Tre, các sản phẩm trái cây, đặc biệt là dừa đã được xuất khẩu đi nhiều quốc gia trên thế giới cũng được người tiêu dùng Halal ưa chuộng.

Chỉ tỉnh riêng dừa và sản phẩm dừa, kim ngạch xuất khẩu đạt bình quân hơn 400 triệu USD/năm (chiếm khoảng 25 - 30% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của tỉnh) với hơn 40 sản phẩm. Các sản phẩm làm từ dừa có thể kể đến như dầu dừa tinh luyện, mỹ phẩm từ dừa, sữa dừa, bột sữa dừa, mụn dừa, thạch dừa, cơm dừa nạo sấy, kẹo dừa, chỉ xơ dừa...

Bên cạnh đó, Bến Tre còn có 65km bờ biển và hơn 47.000ha diện tích nuôi trồng thủy sản. Với sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản trên 500.000 tấn/năm, Bến Tre đủ sức đáp ứng nhu cầu cho chế biến thủy hải sản phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

Ông Trịnh Minh Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận chia sẻ về tiềm năng khai thác thị trường Halal của tỉnh. Ảnh: MOFA.

Chủ động kết nối từ sớm

Sau 2 lần khảo sát của Chủ tịch Tập đoàn AeroAsia Holdings đến từ Brunei, UBND tỉnh Ninh Thuận đã giao các Sở, ngành, địa phương rà soát bố trí quỹ đất quy hoạch dự án Nhà máy chế biến thịt cừu cho Công ty TNHH Nhật Thành Food.

Trong tương lai, hướng tới xuất khẩu thịt cừu theo tiêu chuẩn Halal sang thị trường 20 triệu dân của Tứ giác phát triển Brunei - Indonesia - Malaysia - Philippines và các nước có đông người Hồi giáo.

Ngoài ra, Công ty Cổ phần Thực phẩm Cánh đồng Việt thuộc Tập đoàn GC Food đã quảng bá sản phẩm nha đam đạt chứng nhận Halal tại Hội chợ Thương mại thực phẩm và đồ uống quốc tế thường niên (MIFB 2024) tại Kuala Lumpur tháng 7 vừa qua.

Bên cạnh đó, các sản phẩm nha đam đạt chuẩn Halal của Ninh Thuận cũng đang được trưng bày tại Phòng trưng bày sản phẩm của Đại sứ quán Việt Nam tại Doha, Qatar.

Với Bến Tre, tỉnh đã liên tục tổ chức các hội thảo liên quan đến thị trường Halal như "Xúc tiến hàng nông, thủy sản của tỉnh Bến Tre vào thị trường các quốc gia Hồi giáo" năm 2022 ở Hà Nội và "Xây dựng sản phẩm tiêu chuẩn Halal từ vùng Đồng bằng sông Cửu Long để tiếp cận các quốc gia Hồi giáo" vào năm 2023.

Các hội thảo này đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tỉnh và khu vực có dịp trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về thông tin thị trường và yêu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu vào các quốc gia Hồi giáo, phần nào giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về cách thức xây dựng sản phẩm tiêu chuẩn Halal vào thị trường này.

Vào tháng 9/2023, được sự hỗ trợ của Bộ Ngoại giao, các Sở Công thương Bến Tre và Ninh Thuận đã ký kết Bản ghi nhớ hợp tác với Phòng Thương mại và Công nghiệp Saudi Arabia tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam và Saudi Arabia, thống nhất tạo điều kiện để giới thiệu, quảng bá sản phẩm Halal của tỉnh nhà đến các quốc gia Hồi giáo.

Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Trúc Sơn khẳng định, thời gian qua tỉnh đã nỗ lực kết nối và khai mở thị trường Halal. Ảnh: MOFA.

Khắc phục hạn chế và mở rộng thị trường

Bên cạnh một số mặt được, đối với thị trường các quốc gia Hồi giáo, các doanh nghiệp còn khó khăn trong việc tiếp cận thông tin thị trường, nhất là văn hóa tiêu dùng, kinh doanh và các quy định đối với sản phẩm Halal.

Do đó, các doanh nghiệp còn một số vấn đề chưa phù hợp với văn hóa Hồi giáo, từ nuôi trồng đến chế biến, bảo quản và mẫu mã, thương hiệu sản phẩm.

Cộng đồng doanh nghiệp đang cần hỗ trợ, giới thiệu danh sách các tổ chức chứng nhận Halal đáp ứng đủ điều kiện chứng nhận Halal nhằm thuận lợi hóa thương mại sản phẩm Halal và đẩy mạnh trao đổi thương mại các sản phẩm và dịch vụ Halal của Việt Nam với các thị trường Halal trên toàn cầu.

Mặt khác, hiện nay chưa có bộ tiêu chuẩn Halal thống nhất áp dụng với tất cả các nước trên toàn cầu; có nhiều tổ chức được phép cấp chứng nhận Halal, nhưng quy trình thủ tục cấp chứng nhận của các tổ chức không thống nhất.

Ngoài ra, việc đầu tư dây chuyền sản xuất, trang thiết bị riêng biệt trong các khâu từ đóng gói, bảo quản, vận chuyển… theo tiêu chuẩn Halal tốn nhiều chi phí của doanh nghiệp.

Đây là vấn đề quan ngại nhất, vì phần lớn doanh nghiệp tỉnh là doanh nghiệp nhỏ và vừa, năng lực và khả năng còn nhiều hạn chế. Kết quả là, số lượng doanh nghiệp xuất khẩu được chứng nhận Halal còn khá khiêm tốn.

Trước tình hình đó, các địa phương bày tỏ mong muốn sẽ nhận được sự hỗ trợ của Bộ Ngoại giao, các cơ quan hữu quan trong và ngoài nước trong việc tiếp cận hiệu quả thị trường Halal toàn cầu và thu hút nguồn lực phục vụ phát triển ngành Halal.

Cụ thể, hỗ trợ kết nối, trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại một số cơ quan đại diện Việt Nam ở một số thị trường Halal. Thông qua cầu nối là các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài giúp thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình kinh tế thương mại, nhu cầu và điều kiện xuất nhập khẩu sản phẩm tại thị trường Halal qua các sự kiện trực tiếp/trực tuyến.

Bên cạnh đó, đề xuất các cơ quan quản lý Nhà nước của Việt Nam hướng dẫn quy trình, thủ tục để được cấp chứng nhận Halal và hỗ trợ xúc tiến thương mại vào các thị trường Halal cũng như các thông tin về hàng rào thương mại, tiêu chuẩn nhập khẩu của thị trường Hồi giáo.

Tăng cường hợp tác song phương giữa Việt Nam và đa phương, các đối tác về các sản phẩm Halal, đẩy mạnh ký kết các thỏa thuận về tăng cường sản xuất và phân phối thực phẩm đạt tiêu chuẩn Halal sang các thị trường trọng điểm.

Tùng Đinh
Tin khác
Biến phế phẩm từ quả điều thành đặc sản chay xuất khẩu
Biến phế phẩm từ quả điều thành đặc sản chay xuất khẩu

Tây Ninh Với phương châm đưa thực phẩm chay ra thế giới, Công ty Vương Ngọc Vegan đã biến những quả điều, loại quả được xem như phế phẩm trong nông nghiệp, thành nước mắm chay hảo hạng.

Biến rác hữu cơ thành phân hữu cơ quy mô nông hộ
Biến rác hữu cơ thành phân hữu cơ quy mô nông hộ

Theo các chuyên gia, nếu biết tận dụng lượng chất thải hữu cơ trong sinh hoạt biến thành phân bón hữu cơ sẽ mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường cho nhiều nông hộ.

Lợi nhuận ‘khủng’, giảm ô nhiễm nhờ đệm lót sinh học
Lợi nhuận ‘khủng’, giảm ô nhiễm nhờ đệm lót sinh học

Bà Rịa - Vũng Tàu Nhờ làm phân hữu cơ từ đệm lót sinh học, Công ty Trang Linh đang chứng minh được hiệu quả kinh tế và sự đúng đắn trong triết lý nông nghiệp tuần hoàn.

Từ phụ phẩm dừa thành hàng xuất khẩu triệu đô
Từ phụ phẩm dừa thành hàng xuất khẩu triệu đô

Than dừa được làm chủ yếu từ gáo dừa - một phụ phẩm của ngành dừa. Xuất khẩu than dừa nói chung đang ngày càng tăng, mang nhiều ngoại tệ về cho đất nước.

Xơ mướp thành hàng xuất khẩu cao cấp đạt chuẩn OCOP 3 - 4 sao
Xơ mướp thành hàng xuất khẩu cao cấp đạt chuẩn OCOP 3 - 4 sao

Từ xơ mướp, những bạn trẻ Đồng Tháp đã sáng tạo thành những sản phẩm có tính ứng dụng cao, được thị trường đón nhận, đã xuất khẩu đi nhiều nước như Nhật, Hàn, Mỹ, EU...

Bã sắn cứu cánh ngành chế biến tinh bột
Bã sắn cứu cánh ngành chế biến tinh bột

Từ một phế phẩm tưởng chừng vô giá trị, bã sắn tại Tây Ninh đã trở thành nguồn thu quan trọng cho các doanh nghiệp chế biến tinh bột.

Tri thức hóa nông dân là quá trình liên tục
Tri thức hóa nông dân là quá trình liên tục

Ngày nay, sản xuất không chỉ dựa vào kinh nghiệm, từ những mô hình thành công ở địa phương cho thấy tri thức hóa nông dân đang là nhiệm vụ hàng đầu.

Tri thức hóa nông dân cần sự kiên trì và đầu tư đúng mức
Tri thức hóa nông dân cần sự kiên trì và đầu tư đúng mức

ĐBSCL Việc tham gia của nông dân vào các tổ chức kinh tế tập thể còn thấp và công tác đào tạo chưa đồng đều khiến hành trình tri thức hóa nông dân gặp khó khăn.

Đồng Tháp có hơn 42.000 nông dân chuyên nghiệp
Đồng Tháp có hơn 42.000 nông dân chuyên nghiệp

Từ ý tưởng thi đua ‘Người nông dân chuyên nghiệp’, nông dân Đồng Tháp từng bước thay đổi tư duy sản xuất, khẳng định vai trò trong xây dựng nền kinh tế nông nghiệp.

Hơn 250 doanh nghiệp tham gia Ngày Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản
Hơn 250 doanh nghiệp tham gia Ngày Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản

Chuỗi sự kiện Ngày Doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật Bản 2024 với slogan 'Chung tầm nhìn, chia sẻ thành công' đã diễn ra thành công tốt đẹp tại Thủ đô Tokyo, Nhật Bản.

Giới thiệu nông lâm sản chủ lực tỉnh Hòa Bình
Giới thiệu nông lâm sản chủ lực tỉnh Hòa Bình

Tiềm năng sản xuất, chế biến các mặt hàng nông, lâm thủy sản chủ lực của tỉnh Hòa Bình phục vụ thị trường trong nước và đáp ứng xuất khẩu.

Du lịch đã trở thành nguồn thu nhập chính của Thuận Tân Hội Quán
Du lịch đã trở thành nguồn thu nhập chính của Thuận Tân Hội Quán

Bên cạnh sản xuất nông nghiệp, Thuận Tân Hội Quán còn thành lập điểm du lịch nông nghiệp, tổ chức các hoạt động cho du khách tham quan, trải nghiệm cuộc sống vùng sông nước.