Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Những bước chuẩn bị rất sớm của 'ông lớn' chăn nuôi tại Việt Nam

Thanh Sơn - Thứ Sáu, 08/11/2024 , 06:00 (GMT+7)

Là một doanh nghiệp đã xuất khẩu thịt gà tới nhiều thị trường, C.P. Việt Nam đang chuẩn bị các công việc cần thiết để xuất khẩu vào thị trường Halal.

Chế biến thịt gà xuất khẩu tại CPV Food. Ảnh: Thanh Sơn.

Tăng gấp đôi lượng thịt gà xuất khẩu năm 2025

Để chuẩn bị cho việc xuất khẩu thịt gà, cuối năm 2018, Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam (Biên Hòa, Đồng Nai) đã khởi công xây dựng tổ hợp CPV Food tại Khu công nghiệp Becamex Bình Phước (xã Minh Thành, huyện Chơn Thành, Bình Phước) với vốn đầu tư 250 triệu USD, công suất tối đa trong giai đoạn 1 là 50 triệu con gà thịt và 19.200 tấn thịt gà chế biến/năm.

Cuối năm 2020, CPV Food được chính thức khánh thành giai đoạn 1 và đi vào hoạt động. Ngay tại Lễ khánh thành, CPV Food đã thực hiện nghi thức xuất khẩu lô thịt gà chế biến sang Hongkong. Lô hàng này đã đưa C.P. Việt Nam chính thức ra nhập những doanh nghiệp xuất khẩu thịt gà chế biến ra nước ngoài.

Từ thời điểm ấy đến nay, CPV Food đã có giấy phép để có thể xuất khẩu thịt gà sang các thị trường như Nhật Bản, Hồng Kông, Campuchia, Lào, Nga và Mông Cổ. Nhờ vậy, trong những năm qua, thịt gà của CPV Food đã lần lượt xuất hiện ở nhiều thị trường trên thế giới.

Đặc biệt, vào tháng 10/2022, CPV Food đã chính thức xuất khẩu lô hàng thịt gà đầu tiên sang thị trường Nhật Bản, một trong những thị trường khó tính nhất trên thế giới. Việc xuất khẩu thành công sang thị trường này được coi là cơ sở quan trọng để thịt gà của CPV Food tiếp tục thâm nhập vào các thị trường khó tính khác.

Nhờ mở rộng thị trường, lượng thịt gà chế biến xuất khẩu của CPV Food ngày càng tăng lên. Dự kiến trong năm 2024, CPV Food sẽ xuất khẩu được 3.000 tấn thịt gà và sẽ tăng gấp đôi sản lượng xuất khẩu vào năm 2025.

Ngoài các thị trường nói trên, hiện tại, CPV Food vẫn đang chờ hoàn tất quy trình để được cấp phép xuất khẩu thịt gà tới 2 thị trường có nhu cầu nhập khẩu lớn là Hàn Quốc (bắt đầu nộp đơn từ năm 2022) và Vương quốc Anh (bắt đầu nộp đơn từ năm 2023).

Ông Wirat Wongpornpakdee, Phó Tổng Giám đốc cấp cao, phụ trách ngành kinh doanh thực phẩm của C.P. Việt Nam, cho biết “CPV Food tập trung vào các quốc gia nhập khẩu gia cầm hàng đầu như Nhật Bản, Vương quốc Anh và Hàn Quốc do chúng tôi là đơn vị mới trong thị trường xuất khẩu gia cầm và cần xây dựng uy tín tốt trên thị trường”.

Ngay từ những ngày đầu đi vào hoạt động, CPV Food đã được đánh giá cao khi xây dựng được vùng an toàn dịch bệnh; thực hiện truy xuất nguồn gốc 100% chuỗi cung ứng từ nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đến chế biến sản phẩm; triển khai các chương trình giám sát dịch bệnh gia cầm, gắn với giám sát chuỗi cung ứng an toàn thực phẩm; đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về phúc lợi động vật; thực hiện các yêu cầu vệ sinh thú y với cơ sở giết mổ; sản xuất an toàn thực phẩm đối với các cơ sở chế biến để có được sản phẩm thịt gà chế biến xuất khẩu an toàn và chất lượng cao.

Sẵn sàng tiến vào thị trường Halal

Với tầm nhìn trở thành “Nhà bếp của thế giới”, ngay từ khi đầu tư xây dựng CPV Food, C.P. Việt Nam đã hướng tới tất cả các thị trường có tiềm năng nhất về xuất khẩu thịt gà, trong đó có thị trường Halal. C.P. Việt Nam nhận định, Hồi giáo là tôn giáo lớn thứ hai thế giới với hơn 2 tỷ tín đồ (tương đương với 15% dân số toàn cầu). Đây là một thị trường tiềm năng để C.P. Việt Nam nói chung, CPV Food nói riêng có thể mở rộng khai thác và đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm phù hợp.

Với sự chủ động đó, vào ngày 27/12/2022, CPV Food đã nhận được Chứng nhận Halal từ JAKIM, một trong ba chứng nhận Halal chính, được áp dụng ở các quốc gia khác nhau. Như vậy, CPV Food là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam về lĩnh vực sản xuất thịt gà đạt đủ các tiêu chuẩn khắt khe của chứng nhận này.

Theo ông Wirat Wongpornpakdee, CPV Food đã được chứng nhận Halal từ JAKIM trong các hạng mục thịt tươi cho thị trường nội địa và hệ thống chuỗi thức ăn nhanh phục vụ người Hồi giáo như khách du lịch hoặc nhà đầu tư.

Dây chuyền chế biến thịt gà hiện đại của CPV Food. Ảnh: Thanh Sơn.

Hiện tại, CPV Food vẫn đang chờ để được cấp giấy phép xuất khẩu cho các sản phẩm thịt gà tươi sống. Khi quy trình phê duyệt sắp được hoàn tất, CPV Food sẽ nghiên cứu các yêu cầu chứng nhận Halal cho từng quốc gia, vì mỗi quốc gia Hồi giáo sẽ có yêu cầu khác nhau.

Trong đó, CPV Food sẽ tập trung vào các quốc gia Hồi giáo có tiềm năng cao, yêu cầu chất lượng và giá trị gia tăng để mang lại lợi nhuận và lợi ích bền vững, hỗ trợ mở rộng kinh doanh, qua đó nhằm gia tăng tỷ lệ việc làm và mang lại lợi ích cho Việt Nam.

Đặc biệt, CPV Food sẽ phối hợp chặt chẽ với mạng lưới của Tập đoàn C.P. (C.P. Việt Nam là thành viên của Tập đoàn C.P. của Thái Lan) để thực hiện các chiến lược đúng đắn với đúng đối tượng khách hàng mục tiêu tại các quốc gia Hồi giáo. Tập đoàn C.P hiện là một trong những công ty xuất khẩu thịt gà hàng đầu thế giới. Trong các thị trường xuất khẩu thịt gà của tập đoàn, đã có những thị trường Hồi giáo như Arab Saudi. Tập đoàn C.P. hiện cũng đã có mạng lưới tại một số quốc gia Hồi giáo như Thổ Nhĩ Kỳ, Malaysia.

Ngoài thị trường Halal nói chung, CPV Food đang chú ý tới các thị trường Halal ở khu vực Đông Nam Á. Tại khu vực này CPV Food quan tâm đến thị trường Malaysia vì quốc gia này có nhu cầu nhập khẩu thịt gà. Bên cạnh đó, Tập đoàn C.P. đã có mạng lưới tại Malaysia, với sự hiểu biết tốt về quy mô, nhu cầu của thị trường này. CPV Food đang hy vọng có sự hợp tác thuận lợi giữa Chính phủ hai nước để đạt được giấy phép xuất khẩu sang Malaysia, qua đó thực hiện kế hoạch tiếp thị cùng với mạng lưới của Tập đoàn C.P. tại Malaysia.

Theo các nguồn tin quốc tế, thịt gà và trứng là những thực phẩm chính trong chế độ ăn uống của người Malaysia vì có giá cả phải chăng. Thị trường gia cầm ở Malaysia đang tăng trưởng ổn định do gia tăng dân số và thu nhập tăng. Sự thay đổi liên tục hướng tới thói quen ăn uống lành mạnh hơn của người dân Malaysia cũng đang góp phần vào nhu cầu đối với các sản phẩm gia cầm, vì chúng được coi là nguồn protein nạc và lành mạnh hơn.

CPV Food đang hợp tác chặt chẽ với Cục Thú y để tìm kiếm thêm cơ hội xuất khẩu thịt gà. Không chỉ các quốc gia Hồi giáo, mà tất cả các thị trường nhập khẩu có nhu cầu nhập khẩu lớn, giá trị cao, và yêu cầu về đặc điểm phù hợp với khả năng sản xuất của chúng tôi tại Việt Nam, ông Wirat Wongpornpakdee chia sẻ.

Thanh Sơn
Tin khác
Biến phế phẩm từ quả điều thành đặc sản chay xuất khẩu
Biến phế phẩm từ quả điều thành đặc sản chay xuất khẩu

Tây Ninh Với phương châm đưa thực phẩm chay ra thế giới, Công ty Vương Ngọc Vegan đã biến những quả điều, loại quả được xem như phế phẩm trong nông nghiệp, thành nước mắm chay hảo hạng.

Biến rác hữu cơ thành phân hữu cơ quy mô nông hộ
Biến rác hữu cơ thành phân hữu cơ quy mô nông hộ

Theo các chuyên gia, nếu biết tận dụng lượng chất thải hữu cơ trong sinh hoạt biến thành phân bón hữu cơ sẽ mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường cho nhiều nông hộ.

Lợi nhuận ‘khủng’, giảm ô nhiễm nhờ đệm lót sinh học
Lợi nhuận ‘khủng’, giảm ô nhiễm nhờ đệm lót sinh học

Bà Rịa - Vũng Tàu Nhờ làm phân hữu cơ từ đệm lót sinh học, Công ty Trang Linh đang chứng minh được hiệu quả kinh tế và sự đúng đắn trong triết lý nông nghiệp tuần hoàn.

Từ phụ phẩm dừa thành hàng xuất khẩu triệu đô
Từ phụ phẩm dừa thành hàng xuất khẩu triệu đô

Than dừa được làm chủ yếu từ gáo dừa - một phụ phẩm của ngành dừa. Xuất khẩu than dừa nói chung đang ngày càng tăng, mang nhiều ngoại tệ về cho đất nước.

Xơ mướp thành hàng xuất khẩu cao cấp đạt chuẩn OCOP 3 - 4 sao
Xơ mướp thành hàng xuất khẩu cao cấp đạt chuẩn OCOP 3 - 4 sao

Từ xơ mướp, những bạn trẻ Đồng Tháp đã sáng tạo thành những sản phẩm có tính ứng dụng cao, được thị trường đón nhận, đã xuất khẩu đi nhiều nước như Nhật, Hàn, Mỹ, EU...

Bã sắn cứu cánh ngành chế biến tinh bột
Bã sắn cứu cánh ngành chế biến tinh bột

Từ một phế phẩm tưởng chừng vô giá trị, bã sắn tại Tây Ninh đã trở thành nguồn thu quan trọng cho các doanh nghiệp chế biến tinh bột.

Tri thức hóa nông dân là quá trình liên tục
Tri thức hóa nông dân là quá trình liên tục

Ngày nay, sản xuất không chỉ dựa vào kinh nghiệm, từ những mô hình thành công ở địa phương cho thấy tri thức hóa nông dân đang là nhiệm vụ hàng đầu.

Tri thức hóa nông dân cần sự kiên trì và đầu tư đúng mức
Tri thức hóa nông dân cần sự kiên trì và đầu tư đúng mức

ĐBSCL Việc tham gia của nông dân vào các tổ chức kinh tế tập thể còn thấp và công tác đào tạo chưa đồng đều khiến hành trình tri thức hóa nông dân gặp khó khăn.

Đồng Tháp có hơn 42.000 nông dân chuyên nghiệp
Đồng Tháp có hơn 42.000 nông dân chuyên nghiệp

Từ ý tưởng thi đua ‘Người nông dân chuyên nghiệp’, nông dân Đồng Tháp từng bước thay đổi tư duy sản xuất, khẳng định vai trò trong xây dựng nền kinh tế nông nghiệp.

Hơn 250 doanh nghiệp tham gia Ngày Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản
Hơn 250 doanh nghiệp tham gia Ngày Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản

Chuỗi sự kiện Ngày Doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật Bản 2024 với slogan 'Chung tầm nhìn, chia sẻ thành công' đã diễn ra thành công tốt đẹp tại Thủ đô Tokyo, Nhật Bản.

Giới thiệu nông lâm sản chủ lực tỉnh Hòa Bình
Giới thiệu nông lâm sản chủ lực tỉnh Hòa Bình

Tiềm năng sản xuất, chế biến các mặt hàng nông, lâm thủy sản chủ lực của tỉnh Hòa Bình phục vụ thị trường trong nước và đáp ứng xuất khẩu.

Du lịch đã trở thành nguồn thu nhập chính của Thuận Tân Hội Quán
Du lịch đã trở thành nguồn thu nhập chính của Thuận Tân Hội Quán

Bên cạnh sản xuất nông nghiệp, Thuận Tân Hội Quán còn thành lập điểm du lịch nông nghiệp, tổ chức các hoạt động cho du khách tham quan, trải nghiệm cuộc sống vùng sông nước.