Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Cơ hội hợp tác với nhiều nước châu Á

Tùng Đinh - Thứ Sáu, 01/11/2024 , 06:00 (GMT+7)

Hàn Quốc, Ấn Độ là những quốc gia châu Á có kinh nghiệm phát triển, đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng Halal và sẵn sàng chia sẻ, hợp tác với Việt Nam.

Tiến sỹ Mohamed Jinna, Giám đốc điều hành Cơ quan Halal Ấn Độ chia sẻ kinh nghiệm và tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực Halal với Việt Nam. Ảnh: Tùng Đinh.

Những bài học kinh nghiệm

Bà Kim Weon Suk, Giám đốc Điều hành Cơ quan chứng nhận Halal Hàn Quốc nói, tại quốc gia này, ngành công nghiệp Halal đã chứng kiến những bước phát triển đáng chú ý trong những năm gần đây.

Là một quốc gia được biết đến với quy trình sản xuất và đổi mới chất lượng cao, Hàn Quốc đã sớm nhận ra tiềm năng của thị trường Halal toàn cầu. Do đó, Chính phủ Hàn Quốc và Cơ quan Chứng nhận Halal Hàn Quốc luôn ưu tiên đảm bảo tiêu chuẩn Halal trong nhiều lĩnh vực.

"Chúng tôi tập trung vào các sản phầm thực phẩm, nước uống, mỹ phẩm và dược phẩm, đồng thời đảm bảo tất cả các nhà sản xuất tại Hàn Quốc đủ điều kiện để đáp ứng tiêu chuẩn Halal quốc tế", bà Kim Weon Suk chia sẻ kinh nghiệm.

Theo nữ giám đốc này, nhờ chứng nhận Halal mà sản phẩm của Hàn Quốc có cơ hội tiếp cận với các thị trường lớn như Đông Nam Á, Trung Động và xa hơn nữa là những nơi có nhu cầu mạnh mẽ về hàng hóa đạt chuẩn Halal.

Đặc biệt, ngành công nghiệp mỹ phẩm của Hàn Quốc, vốn đã được công nhận về chất lượng trên toàn cầu, hiện cũng đang tập trung vào việc tuân thủ các tiêu chuẩn Halal nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng Hồi giáo tại khu vực Đông Nam Á và Trung Đông.        

Trong khi đó, phương hướng phát triển ngàng công nghiệp Halal của Ấn Độ là tối ưu hóa quy trình chứng nhận Halal để nâng cao sức cạnh tranh trên quy mô toàn cầu.

Theo đó, các sản phẩm không chỉ cần các đáp ứng yêu cầu mà còn cần lấy được lòng tin của người tiêu dùng Hồi giáo trên toàn thế giới. Chứng nhận Halal là cầu nối giữa nhà cung cấp và cộng đồng Hồi giáo toàn cầu - một cầu nối dẫn đến hoạt động thương mại, quan hệ đối tác và đầu tư chưa từng có.

Tiến sỹ Mohamed Jinna, Giám đốc điều hành Cơ quan Halal Ấn Độ khẳng định, trong thị trường cạnh tranh hiện nay, quy trình chứng nhận phải liền mạch, minh bạch và được công nhận trên toàn cầu. Do đó, ông kêu gọi các cơ quan chức năng và doanh nghiệp đầu tư vào việc hiện đại hóa và chuẩn hóa quy trình chứng nhận Halal.

"Thông qua đó, các quốc gia có thể khẳng định mình là một nguồn cung cấp sản phẩm Halal đáng tin cậy và uy tín, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế", lãnh đạo Cơ quan Halal Ấn Độ chia sẻ thêm.

Ông Mohamed Jinna khẳng định, việc tối ưu hóa quy trình chứng nhận không chỉ là công tác hành chính; mà còn là bước đi chiến lược để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.

Thông qua việc hợp tác với các tổ chức chứng nhận Halal được quốc tế công nhận, các nhà cung cấp có thể đảm bảo rằng sản phẩm của mình tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt của các thị trường Halal trên toàn thế giới.

Điều này sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tự tin xuất khẩu sang các quốc gia có đa số dân Hồi giáo thuộc Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) và hơn thế nữa, mở ra những cơ hội thương mại mới.

Mỹ phẩm, dược phẩm là các mặt hàng được người tiêu dùng Halal ưa chuộng và có thể sử dụng trong kinh doanh du lịch Halal. Ảnh: Tùng Đinh.

Sẵn sàng hợp tác

Theo đánh giá của bà Kim Weon Suk, Việt Nam hiện là quốc gia với cộng đồng người Hồi giáo đang phát triển và nhu cầu dành cho chứng nhận Halal cũng ngày càng gia tăng. Do vậy, những cơ hội hợp tác trong lĩnh vực Halal với Việt Nam đang trở nên rộng mở hơn bao giờ hết.

Về hệ thống chứng nhận, Việt Nam và Hàn Quốc có thể đồng bộ hệ thống chứng nhận Halal của hai nước, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khi tham gia các thị trường quốc tế và củng cố những chuẩn mực về Halal.

"Cơ quan Chứng nhận Halal Hàn Quốc rất sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm chuyên môn với Việt Nam để hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương vượt qua quy trình chứng nhận Halal phức tạp và đảm bảo sản phẩm của các doanh nghiệp sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế", Giám đốc điều hành khẳng định.

Với trao đổi thương mại và đầu tư, Hàn Quốc và Việt Nam có thể tăng cường thương mại song phương bằng thúc đẩy trao đổi những mặt hàng đã được chứng nhận Halal. Ngành công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm và dược phẩm của Hàn Quốc sẽ có nhiều tiềm năng cung cấp cho thị trường Việt Nam.

Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng có thể xuất khẩu các sản phẩm được chứng nhận Halal của mình sang Hàn Quốc và các thị trường toàn cầu khác. Việc tăng cường thương mại với các sản phẩm Halal không chỉ giúp nền kinh tế của Việt Nam và Hàn Quốc phát triển hơn mà còn đáp ứng nhu cầu dành cho hàng hóa Halal ngày càng tăng ở cả hai quốc gia.

Cuối cùng, một trong những con đường hợp tác quan trọng nhất chính là thông qua trao đổi kiến thức và chuyên môn. Hàn Quốc sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng Halal qua các chương trình đào tạo chung, hội thảo và hỗ trợ kỹ thuật. Bằng sự hợp tác, hai quốc gia có thể xây dựng một hệ sinh thái Halal mạnh mẽ tại Việt Nam, mang lại lợi ích to lớn cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Khai thác tiềm năng du lịch Halal

Với góc nhìn của Tiến sỹ Mohamed Jinna, ông cho rằng Việt Nam đang có tiềm năng rất lớn về du lịch Halal: "Một trong những cơ hội thú vị nhất đối với Việt Nam nằm ở du lịch Halal".

Khi thị trường du lịch Hồi giáo tiếp tục tăng trưởng, dự kiến ​​đạt 300 tỷ USD  vào năm 2026, Việt Nam có tiềm năng to lớn để trở thành điểm đến hàng đầu cho khách du lịch Hồi giáo.

Di sản văn hóa phong phú, cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp và sự đa dạng về ẩm thực khiến Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách từ khắp nơi trên thế giới.

Với kinh nghiệm của mình, Giám đốc điều hành Cơ quan Halal Ấn Độ cho rằng, để tận dụng cơ hội này, một điều cần thiết là ngành du lịch Việt Nam phải áp dụng và thực hiện các tiêu chuẩn Halal. Các khách sạn, nhà hàng và cơ sở du lịch phải được trang bị để phục vụ những nhu cầu đặc biệt của du khách Hồi giáo - cung cấp thực phẩm Halal, nơi cầu nguyện và một môi trường thân thiện.

Thông qua đó, Việt Nam không chỉ có thể tăng thị phần của mình trên thị trường du lịch Hồi giáo toàn cầu mà còn nâng cao danh tiếng của mình như một điểm đến thân thiện với Halal, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua lĩnh vực có tiềm năng lớn này.

Tùng Đinh
Tin khác
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Saudi Arabia sẽ cùng Việt Nam phát triển hệ sinh thái Halal mạnh mẽ
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Saudi Arabia sẽ cùng Việt Nam phát triển hệ sinh thái Halal mạnh mẽ

Lãnh đạo Trung tâm Halal Saudi, Cơ quan Thực phẩm và dược phẩm Saudi Arabia - SFDA khẳng định cam kết phát triển hệ sinh thái Halal với Việt Nam.

Quy định mới của EU về xác định chủ sở hữu vùng nguyên liệu dừa hữu cơ
Quy định mới của EU về xác định chủ sở hữu vùng nguyên liệu dừa hữu cơ

Bến Tre hiện có hơn 20.000ha dừa được sản xuất tiêu chuẩn hữu cơ, trong đó diện tích đã được chứng nhận khoảng 13.000ha.

Xuất khẩu hàng chục nghìn tấn cà phê decaf với giá cao
Xuất khẩu hàng chục nghìn tấn cà phê decaf với giá cao

Ngoài cà phê nhân thông thường, trong niên vụ vừa qua, cà phê nhân đã khử cafein (cà phê decaf) của Việt Nam cũng được xuất khẩu nhiều với giá cao.

Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: 25 triệu khách hàng châu Âu và hơn thế nữa
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: 25 triệu khách hàng châu Âu và hơn thế nữa

Ở châu Âu, các sản phẩm Halal không chỉ phục vụ người Hồi giáo mà người tiêu dùng của nhiều tôn giáo khác cũng ngày càng ưa chuộng vì chất lượng và tính phù hợp.

Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Thêm vài giọt rượu vào nước xốt, tưởng cho ngon nhưng là điều cấm
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Thêm vài giọt rượu vào nước xốt, tưởng cho ngon nhưng là điều cấm

Theo Chủ tịch Hội đồng Halal Thế giới, rào cản lớn nhất hiện nay đối với việc mở rộng thị trường này của Việt Nam là sự thiếu hiểu biết về yêu cầu của Halal.

Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Gần 1.000 doanh nghiệp đã có 'giấy thông hành'
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Gần 1.000 doanh nghiệp đã có 'giấy thông hành'

Theo NAFIQPM, Việt Nam hiện có gần 1.000 doanh nghiệp được chứng nhận Halal với các đơn vị dẫn dắt như TH True Milk, Trung Nguyên..., nhiều tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp với chứng nhận Halal như VietGAP, GobalGAP, chứng nhận hữu cơ, HACCP, ISO.

Cà phê Việt Nam 'đạt chuẩn' EUDR, thị trường vẫn hot dù bị EU tạm hoãn
Cà phê Việt Nam 'đạt chuẩn' EUDR, thị trường vẫn hot dù bị EU tạm hoãn

Cho dù EU có tạm hoãn việc thực hiện Quy định chống phá rừng (EUDR), ngành cà phê Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục chủ động thực hiện quy định này để chủ động nâng chất các lô hàng xuất khẩu.

Dù bị kiện, Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất của thủy sản Việt Nam
Dù bị kiện, Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất của thủy sản Việt Nam

Hơn 20 năm qua, Mỹ vẫn luôn là thị trường lớn nhất của xuất khẩu thủy sản Việt Nam, bất chấp các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp.

23% thanh thiếu niên nông thôn, 17% ở thành thị gặp rủi ro cao về thiếu hụt dinh dưỡng
23% thanh thiếu niên nông thôn, 17% ở thành thị gặp rủi ro cao về thiếu hụt dinh dưỡng

Thông qua các buổi tập huấn thực tế, Sáng kiến SHiFT hy vọng góp phần đảm bảo dinh dưỡng, cũng như khả năng tiếp cận với nguồn thực phẩm chất lượng cho người dân.

C.P. Việt Nam muốn cùng Bộ NN-PTNT ‘vẽ ước mơ’ cho nông dân
C.P. Việt Nam muốn cùng Bộ NN-PTNT ‘vẽ ước mơ’ cho nông dân

Ngày 25/10 tại Bộ NN-PTNT, Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì buổi thảo luận về nâng cao năng lực cộng đồng, phát huy tri thức nông dân.

Bảo tàng Nông nghiệp ĐBSCL: Nơi tái hiện chân thực nghề làm nông
Bảo tàng Nông nghiệp ĐBSCL: Nơi tái hiện chân thực nghề làm nông

Bảo tàng Nông nghiệp ĐBSCL là nơi trưng bày các dụng cụ sản xuất và tái hiện không gian sống, công việc hằng ngày của nông dân một cách sinh động nhất.