| Hotline: 0983.970.780

Có thể tiết kiệm hơn 600 triệu m3 sau 2 đợt lấy nước đổ ải

Thứ Hai 10/02/2025 , 17:24 (GMT+7)

Ngày 10/2, đoàn công tác của Bộ NN-PTNT tổ chức kiểm tra công tác lấy nước đợt 2 phục vụ sản xuất vụ đông xuân 2024-2025 tại tỉnh Hưng Yên và Hải Dương.

Hơn 90% diện tích đã có nước

Tại Hưng Yên, ông Nguyễn Văn Kình, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hưng Yên, cho biết, năm nay công tác lấy nước phục vụ sản xuất vụ đông xuân 2024-2025 của tỉnh diễn ra khá thuận lợi nhờ nguồn nước và chất lượng nước trong hệ thống kênh mương được nâng cao hơn so với các năm trước. Đặc biệt, từ khi trạm bơm dã chiến Xuân Quan đi vào hoạt động đã giúp các trạm bơm trong hệ thống thuận lợi lấy nước ngay cả trong thời kỳ không xả hoặc triều thấp.

Đoàn công tác kiểm tra tình hình vận hành tại trạm bơm dã chiến Xuân Quan (Hưng Yên). Ảnh: Trung Quân.

Đoàn công tác kiểm tra tình hình vận hành tại trạm bơm dã chiến Xuân Quan (Hưng Yên). Ảnh: Trung Quân.

Bên cạnh đó, các địa phương phía đông nam tỉnh đã bám sát con nước, tranh thủ lấy nước ngược từ sông Luộc qua cống Võng Phan và Triều Dương vào hệ thống khi thuận lợi. Nhờ đó, đến hiện tại, tổng diện tích có nước trên địa bàn tỉnh đã đạt hơn 95%; dự kiến trong 1-2 ngày tới sẽ hoàn thành việc lấy nước đổ ải theo kế hoạch.

Tiết kiệm hơn 600 triệu m3 nước

Sau khi kiểm tra thực tế và báo cáo từ các địa phương, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp đánh giá, nhìn chung công tác lấy nước phục vụ sản xuất vụ đông xuân năm nay đạt kết quả cao hơn so với kế hoạch ban đầu đề ra. Với tình hình như hiện tại, từ chiều 10/2 các hồ chứa sẽ giảm dần lượng nước xả; đến hết ngày 11/2 có thể ngừng việc xả nước. Như vậy, trong đợt 2 có thể rút ngắn được 3 ngày lấy nước, tương đương với tiết kiệm được hơn 600 triệu m3 nước so với kế hoạch.

Hà Nội, Vĩnh Phúc là những địa phương có tỷ lệ lấy nước chậm hơn các địa phương khác do đặc thù mùa vụ, cơ cấu cây trồng. Tuy nhiên, với tình hình nguồn nước như hiện tại, chỉ cần duy trì mực nước tại Sơn Tây ở mức 1,3m thì hai địa phương này vẫn đảm bảo có thể vận hành các trạm bơm lấy đủ nước làm đất và tưới dưỡng.

Thứ trưởng cũng yêu cầu Cục Thủy lợi phối hợp với các đơn vị liên quan từ kinh nghiệm thực tiễn tiếp tục xây dựng, hoàn thiện quy hoạch, quy trình vận hành hệ thống công trình thủy lợi để vừa đảm bảo nhiệm vụ chống ô nhiễm nguồn nước, lấy đủ nước phục vụ sản xuất, vừa tạo thuận lợi phát triển các ngành kinh tế khác.

Ông Nguyễn Hồng Khanh, Phó Cục trưởng Cục Thủy lợi chia sẻ, tính đến 15h ngày 10/2, diện tích có nước toàn khu vực hơn 451.000 ha (đạt 92,5%). Trong đó, 7/11 địa phương cơ bản đã hoàn thành kế hoạch lấy nước gồm: Thái Bình 100%, Nam Định 99%, Hà Nam 99%, Phú Thọ 97%, Ninh Bình 97%, Hưng Yên 96%, Bắc Ninh 92%. Các địa phương còn lại có diện tích đủ nước tương đối cao gồm: Hải Dương 91%, Hải Phòng 85%, Hà Nội 80%, Vĩnh Phúc 79%.

Người dân tại các địa phương khẩn trương đưa nước vào đồng ruộng. Ảnh: Trung Quân.

Người dân tại các địa phương khẩn trương đưa nước vào đồng ruộng. Ảnh: Trung Quân.

Trên cơ sở tiến độ lấy nước, kết quả kiểm tra thực tế, ý kiến của các cơ quan chuyên môn và trao đổi với lãnh đạo UBND/Sở NN-PTNT một số tỉnh, thành phố để giảm thiểu lượng nước xả từ các hồ chứa thủy điện, lãnh đạo Bộ NN-PTNT đã chỉ đạo điều chỉnh đợt 2 lấy nước.

Theo đó, tiếp tục duy trì nguồn nước bổ sung như hiện tại đến hết 24h ngày 11/2/2025. Thời gian còn lại của đợt 2 (từ 0h ngày 12/2 đến 24h ngày 14/2), duy trì liên tục mực nước tại Sơn Tây ở mức 1,3m. Sau thời gian kết thúc đợt 2, các hồ chứa thủy điện vận hành theo quy trình vận hành liên hồ chứa để các địa phương hoàn thành 100% diện tích gieo cấy và phục vụ tưới dưỡng. 

Xem thêm
Thủ tướng: Chính phủ rất chia sẻ với các doanh nghiệp trước khó khăn

Phát biểu tại cuộc gặp gỡ doanh nghiệp của Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Chính phủ rất chia sẻ với các doanh nghiệp trước các khó khăn.

Từ 1/3, ô tô điện không còn được miễn 100% lệ phí trước bạ

Bắt đầu từ ngày 1/3/2025, ô tô điện chạy pin đăng ký lần đầu tại Việt Nam sẽ không còn được hưởng mức lệ phí trước bạ 0% như trước.

Đại học Sư phạm Hà Nội lần đầu tiên tuyển sinh ngành hot 'Công nghệ sinh học'

Là trường đầu ngành về đào tạo các khối ngành sư phạm, mùa tuyển sinh năm 2025, lần đầu tiên Đại học Sư phạm Hà Nội tuyển sinh mã ngành mới - Cử nhân công nghệ sinh học.

Trà Sơn, tay em cầm nhật thực

Câu chuyện kinh tế trang trại, làm giàu nhờ trang trại từ vùng Trà Sơn, Can Lộc, minh chứng hùng hồn, không có gì tuyệt vời bằng làm giàu ngay chính trên quê hương mình.

Bình luận mới nhất