| Hotline: 0983.970.780

Con đường vòng của ông Phan Thanh Hùng

Thứ Ba 04/05/2021 , 13:08 (GMT+7)

Bắt đầu nghiệp huấn luyện ở Đà Nẵng nhưng không gây dựng được tên tuổi, HLV Phan Thanh Hùng phải chờ tới 12 năm mới trở lại đội bóng quê hương.

HLV Phan Thanh Hùng dẫn dắt Đà Nẵng từ vòng 13 V-League. Ảnh: VnE.

HLV Phan Thanh Hùng dẫn dắt Đà Nẵng từ vòng 13 V-League. Ảnh: VnE.

Trong số những huấn luyện viên (HLV) nội đương đại, Phan Thanh Hùng nằm trong nhóm được đánh giá cao nhất. Ông từng là học trò của cố HLV Karl-Heinz Weigang hồi đầu thập niên 90, thuộc nhóm tiếp xúc sớm nhất với những bước tiến của bóng đá hiện đại. Khi ngồi ghế chỉ đạo, nhà cầm quân quê Đà Nẵng cụ thể vốn kiến thức ấy bằng triết lý bóng đá tấn công, giàu bản sắc.

Cái hay của Phan Thanh Hùng là ông có thể thích ứng được với nhiều môi trường khác nhau. Ông gây dựng nền móng cho Hà Nội thống trị V-League, sau đó tiếp tục giúp Quảng Ninh có một bệ phóng vững chắc để kế thừa các sản phẩm đào tạo trẻ. 

Hai lần lỡ dở cấp câu lạc bộ (CLB), ở Đà Nẵng và Bình Dương, lỗi không hoàn toàn ở phía ông. Nếu như lần đầu tiên, Phan Thanh Hùng chưa đủ uy và kinh nghiệm để dẫn dắt một tập thể giàu cả tài chính lẫn tham vọng, thì chuyến phiêu lưu tại Bình Dương lại quá ngắn ngủi. Vỏn vẹn 5 tháng ở đất Thủ là không đủ để đánh giá khả năng của ông thầy họ Phan.

Bước lùi ở Bình Dương, rốt cuộc lại mang tới khúc rẽ cho sự nghiệp Phan Thanh Hùng. Từ Đà Nẵng, nội bộ đội bóng bất ổn. HLV Lê Huỳnh Đức công khai chỉ trích học trò không vâng lời. Đi kèm với đó là thành tích sân cỏ sa sút. Từ chỗ toàn thắng 3 vòng đấu và dẫn đầu bảng xếp hạng, đội bóng sông Hàn giờ tụt xuống thứ chín và chỉ còn đúng một trận nữa để chen chân vào tốp 6 - điều kiện cần và đủ để cạnh tranh chức vô địch trong giai đoạn hai.

So với Đà Nẵng hồi 2007, giai đoạn ông Phan Thanh Hùng mới cầm quân, bộ mặt CLB có nhiều đổi khác. Dù vẫn được bầu Hiển chống lưng, Đà Nẵng của hiện tại không còn là một đại gia đủ sức so kè ngôi vương. Họ đi theo hướng đào tạo trẻ, với những sản phẩm cây nhà lá vườn độc đáo như Hà Đức Chinh, Phan Văn Long, Đỗ Thanh Thịnh, Huỳnh Công Đến hay Lê Văn Đô. Đó chính là mảnh đất màu mỡ chờ chiến lược gia sinh năm 1960 khai phá, như ông từng làm ở Hà Nội và Quảng Ninh.

Cần nhớ rằng, trước khi Lê Huỳnh Đức giúp Đà Nẵng vô địch V-League năm 2009 và 2012, Phan Thanh Hùng là người đặt nền móng. Số phận run rủi, một lần nữa tác hợp cho mối nhân duyên Đà Nẵng - Phan Thanh Hùng. 

Nhiệm vụ trước mắt của ông thầy họ Phan là chuyến làm khách ở Nam Định, nơi đội chủ nhà đang bay cao ở vị trí thứ tư, cùng khát khao bám lại tốp 6 để sớm kết thúc cuộc đua trụ hạng. Nếu thắng, Đà Nẵng sẽ vượt qua chính Nam Định và nhiều khả năng vươn lên thứ sáu, bởi các đội xếp trên là Bình Định, Hà Nội, và Thanh Hóa đều phải đá sân khách.

Nhưng ngay cả khi không kịp lên chuyến tàu mang tên tốp 6, cửa trụ hạng của Đà Nẵng vẫn rất sáng, như cách họ đã làm mùa trước. Nếu được cho đủ thời gian, chưa biết chừng Phan Thanh Hùng sẽ lại biến đội bóng quê nhà thành một Hà Nội thứ hai, dựa trên thế hệ đầy hứa hẹn của Đức Chinh.

Xem thêm
Hà Nội phấn đấu đóng góp khoảng 5% GRDP từ ngành công nghiệp văn hóa

UBND thành phố vừa có kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/2/2022 của Thành ủy Hà Nội về ‘Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô’.

Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm