| Hotline: 0983.970.780

Đào tạo phải gắn với sản xuất, doanh nghiệp và thị trường

Thứ Ba 29/11/2022 , 13:37 (GMT+7)

Thời gian qua, công tác đào tạo của ngành nông nghiệp đã đổi mới, nâng cao chất lượng để đáp ứng yêu cầu trong tiến trình phát triển của đất nước.

Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị đào tạo năm 2022 ngày 29/11. Ảnh: Phạm Hiếu.

Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị đào tạo năm 2022 ngày 29/11. Ảnh: Phạm Hiếu.

Sứ mệnh dẫn dắt và mở đường 

Để tổng kết, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các cơ sở đào tạo giai đoạn 2020 - 2022; đồng thời đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác đào tạo nhân lực cho ngành nông nghiệp giai đoạn 2023 - 2025, ngày 29/11, tại Hà Nội Bộ NN-PTNT đã tổ chức Hội nghị đào tạo năm 2022.

Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam, thời gian qua, công tác đào tạo của ngành nông nghiệp đã đạt được nhiều kết quả, đặc biệt là công tác tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo để đáp ứng yêu cầu trong tiến trình phát triển của đất nước, từng bước tiến lên ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Hiện nay, Bộ NN-PTNT có 11 cơ sở đào tạo trình độ tiến sĩ, bao gồm 8 Viện nghiên cứu và 3 cơ sở sở giáo dục đại học với tổng số 38 chuyên ngành. Trong giai đoạn 2016 - 2021, các đơn vị của Bộ đã tuyển sinh được 488 nghiên cứu sinh. 554 nghiên cứu sinh đã hoàn thành chương trình nghiên cứu và cấp bằng tốt nghiệp.

Công tác đào tạo nghiên cứu sinh tại các viện và các trường của Bộ đã góp phần quan trọng vào đào tạo nhân lực trình độ cao, đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong nông nghiệp, là nền tảng và động lực then chốt để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền nông nghiệp, góp phần hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam đánh công tác đào tạo của ngành nông nghiệp đã đạt được nhiều kết quả trong thời gian qua. Ảnh: Phạm Hiếu.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam đánh công tác đào tạo của ngành nông nghiệp đã đạt được nhiều kết quả trong thời gian qua. Ảnh: Phạm Hiếu.

Bên cạnh đó, Bộ NN-PTNT có 4 cơ sở giáo dục đại học đào tạo trình độ thạc sĩ với 39 chuyên ngành. Bên cạnh việc đào tạo cao học trong nước, các đơn vị cũng chủ động liên kết với các cơ sở đào tạo nước ngoài trong đào tạo trình độ cao học để nâng cao chất lượng.

Trong giai đoạn 2016 - 2021, các cơ sở của Bộ đã tuyển sinh được 11.921 học viên cao học. Số học viên tốt nghiệp giai đoạn này là 10.699 học viên, trong đó 4.185 học viên tốt nghiệp các ngành nông nghiệp.

Kết quả này góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của ngành, tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp; chuẩn bị nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, đủ trình độ từng bước tiếp cận công nghệ hiện đại.

Ngoài ra, tuyển sinh đại học của các cơ sở đào tạo đại học có xu hướng tăng dần qua các năm từ 10.463 sinh viên năm 2016 lên 14.406 sinh viên năm 2021, tăng gần 40%. Nguyên nhân do các trường chủ động mở rộng nhiều ngành đào tạo mới, đáp ứng nhu cầu của xã hội và người học.

Mặt khác công tác quảng bá tuyển sinh được các trường quan tâm, thu hút người học, nên công tác tuyển sinh đại học chung của một số trường có xu hướng tăng trong những năm gần đây.

Các đại biểu tham dự Hội nghị. Ảnh: Phạm Hiếu.

Các đại biểu tham dự Hội nghị. Ảnh: Phạm Hiếu.

Cùng với đó, trước sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt trong đào tạo nghề, các trường của Bộ NN-PTNT đã có nhiều nỗ lực và áp dụng nhiều giải pháp sáng tạo linh hoạt để thu hút học sinh, sinh viên.

“Hiện nay, kinh nghiệm đã có, thành tựu đã có, vậy vấn đề quan trọng nhất là chuyển đổi tư duy nhận thức và phải tiếp chủ động trong công tác đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo. Công tác đào tạo phải gắn với cơ sở sản xuất, doanh nghiệp và thị trường. Để giải quyết vấn đề này đòi hỏi công tác đào tạo cần dẫn dắt và mở đường cho ngành nông nghiệp phát triển trong thời gian tới”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhận định.

Đào tạo gắn với thị trường

Theo Thứ trưởng Trần Thanh Nam, để tiếp tục chủ động công tác đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo trong thời gian tới, cần tập trung vào 3 vấn đề trọng tâm.

Thứ nhất, trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt trong thời đại 4.0, công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo phải được nâng tầm, vừa đáp ứng được yêu cầu trong nước, vừa vươn lên tầm cỡ các nước trong khu vực và trên thế giới. Qua đó đòi hỏi các trường đại học, các trường cao đẳng nghề phải chủ động trong công tác đổi mới, nâng cao chất lượng.

Công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo phải được nâng tầm, vừa đáp ứng được yêu cầu trong nước, vừa vươn lên tầm cỡ các nước trong khu vực và trên thế giới. Ảnh: Phạm Hiếu.

Công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo phải được nâng tầm, vừa đáp ứng được yêu cầu trong nước, vừa vươn lên tầm cỡ các nước trong khu vực và trên thế giới. Ảnh: Phạm Hiếu.

Thứ hai, trước yêu cầu nền nông nghiệp Việt Nam đang từng bước tiếp cận, trở thành một trong những quốc gia có nền nông nghiệp hàng đầu thế giới, công tác đào tạo nghề trong nông nghiệp phải tiếp tục đổi mới theo hướng đáp ứng các yêu cầu của đất nước, đồng thời chuyển hướng sang gắn liền với các doanh nghiệp và thị trường để đảm bảo vừa nâng cao chất lượng đào tạo, vừa giải quyết việc làm, đào tạo lực lượng nhân lực chất lượng cao cho nông nghiệp.

Thứ ba, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa đã và đang đặt ra rất nhiều vấn đề, thách thức cũng như thời cơ cho công tác đào tạo. Theo đó, các cơ sở đào tạo của Bộ NN-PTNT phải gắn đổi mới, nâng cao chất lượng với vấn đề tăng năng suất lao động, tạo ra được các sản phẩm chất lượng, gia tăng giá trị, gắn với vấn đề tăng trưởng kinh tế xanh, bảo vệ môi trường.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho rằng, để có được nền nông nghiệp chất lượng cao, hiệu quả gắn với tăng trưởng xanh, đòi hỏi các chương trình đào tạo phải đổi mới theo hướng đào tạo cho người nông dân kỹ năng về nông nghiệp tuần hoàn; nông nghiệp hữu cơ; nông nghiệp xanh và giảm phát thải khí nhà kính.

Liên quan đến vấn đề định hướng cho kinh tế nông nghiệp, lãnh đạo Bộ NN-PTNT nhấn mạnh, trước hết phải xác định những lĩnh vực trọng tâm của ngành nông nghiệp từ đó đầu tư nâng cao. Trước hết là đầu tư cho chất lượng và hiệu quả của sản phẩm, bên cạnh đó là kỹ năng của người nông dân, tiếp đến là phải đào tạo cho người nông dân gắn với thị trường, gắn với doanh nghiệp để nâng cao giá trị nông sản.

Để có được nền nông nghiệp chất lượng cao, hiệu quả gắn với tăng trưởng xanh, đòi hỏi các chương trình đào tạo phải đổi mới theo hướng đào tạo cho người nông dân kỹ năng về nông nghiệp tuần hoàn. Ảnh: Phạm Hiếu.

Để có được nền nông nghiệp chất lượng cao, hiệu quả gắn với tăng trưởng xanh, đòi hỏi các chương trình đào tạo phải đổi mới theo hướng đào tạo cho người nông dân kỹ năng về nông nghiệp tuần hoàn. Ảnh: Phạm Hiếu.

“Đó là những giải pháp để chuyển dịch sản xuất của nông dân sang kinh tế nông nghiệp. Một là sản xuất đạt yêu cầu chất lượng và có mẫu mã. Hai là phải giảm chi phí, gia tăng được giá trị. Và thứ ba là phải đáp ứng được yêu cầu thị trường. Đó là quá trình để hình thành cho người nông dân tiếp cận kinh tế nông nghiệp, tiếp cận với thị trường”, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT chia sẻ.

Nghị quyết số 19-NQ/TW của Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đề ra nhiệm vụ tạo đột phá trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; đào tạo nhân lực nông nghiệp, nông thôn.

Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã xác định yêu cầu: Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của  ngành, tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp; ưu tiên đào tạo nhân lực có trình độ chuyên môn cao, đủ trình độ tiếp cận công nghệ hiện đại để tạo đột phá trong nghiên cứu…

Công tác đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn cần gắn với nhu cầu thị trường, doanh nghiệp, HTX, qua đó đáp ứng yêu cầu của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn.

Xem thêm
Trang bị kỹ năng tận dụng phụ phẩm nông nghiệp cho nông dân

Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh vừa tổ chức lớp tập huấn về 'Quy trình sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ phụ phẩm nông nghiệp địa phương'.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Xúc tiến, quảng bá, kết nối du lịch Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long từ lâu đã nổi tiếng là vùng đất bình yên của những người dân chất phác, thân thiện với phong cảnh thiên nhiên hữu tình, thơ mộng.

Hơi ấm cộng đồng giúp người dân Lục Yên gượng dậy sau bão

Yên Bái Vượt qua những đau thương, mất mát do thiên tai càn quét, những ngày này chính quyền và người dân ở huyện Lục Yên đang gượng dậy khôi phục sản xuất, dựng lại nhà ở.