| Hotline: 0983.970.780

Đất nông, lâm trường: Miếng bánh hấp dẫn

Thứ Năm 15/10/2015 , 06:35 (GMT+7)

Chưa lúc nào lại có một làn sóng các Tập đoàn kinh tế ồ ạt đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn như hiện nay. 

Sự đổ xô của các tập đoàn, DN đầu tư vào nông nghiệp gần đây đã mang lại nhiều tín hiệu vui. Cùng với đó, việc các “ông lớn” vào cuộc, tỏa ra khắp nơi lùng sục đất đai khiến cho những bí bách về nguồn tư liệu sản xuất này đã nóng lại càng thêm nóng, trong đó quỹ đất nông, lâm trường là "miếng bánh" hấp dẫn nhất được các DN quan tâm, tìm cách thâu tóm.

Chưa lúc nào có một làn sóng các Tập đoàn kinh tế ồ ạt đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn như hiện nay.

Về tìm hiểu các địa phương từ phía Bắc đến Bắc Trung bộ, đi đâu cũng nghe nói đến chuyện các DN làm việc với địa phương để đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, trong đó đặc biệt là việc hợp tác, tiếp nhận quỹ đất nông lâm trường (NLT).

Từ nút thắt đất đai

Có thể nói, tham gia vào sân chơi nông nghiệp, các DN, tập đoàn lớn có đầy lợi thế với việc nguồn vốn đầu tư lớn, trình độ tổ chức quản lý cao, năng lực tiếp cận và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất tốt. Tuy nhiên, rào cản hay nói khác hơn là một nút thắt hiện nay đối với các DN là quỹ đất sản xuất.

Tại các hội nghị, diễn đàn về thu hút đầu tư, đối thoại doanh nghiệp, câu hỏi lớn nhất, vướng mắc nhất, tồn tại nhất vẫn là quỹ đất cho sản xuất.

Người ta đề cập đến sự rủi ro, tính ổn định, bền vững, lòng tin của nhà đầu tư trước những rào cản tích tụ đất đai, thậm chí đòi hỏi, thúc ép cần sớm phải đổi mới về thể chế đất đai. Làm ăn lớn thì không thể sản xuất canh tác manh mún, nhưng cơ chế tích tụ chưa được tháo gỡ, không ít DN khi bước vào sân chơi này đã rơi vào thế đi thì dở, ở lại không xong.

Trong đó, đáng kể nhất là các DN tham gia đầu tư ở phía Bắc và Bắc Trung bộ, nơi ruộng đồng chật hẹp, manh mún cùng với tâm lý giữ đất cố hữu, thà bỏ hoang chứ không trả ruộng của người nông dân. Nhiều DN cũng đã tìm tòi, xây dựng liên kết, hợp tác với nhà nông, nhưng đến nay, số thành công không đáng kể.

Rủi ro, đổ vỡ thường xuyên xảy ra, nguyên nhân có từ cả hai phía - nhà nông và DN. Chính vì vậy, nhìn vào quỹ đất, xem ra đất đai NLT là ổn hơn cả.

Quỹ đất NLT từ lâu do khai thác không hiệu quả, quản lý lỏng lẻo ở các địa phương đã là “miếng bánh” hấp dẫn, bị nhòm ngó và tìm cách thôn tính. Nay trước làn sóng đầu tư nông nghiệp, điểm đến “nông – lâm trường” lại càng nóng bỏng hơn trong giới đầu tư, DN.

Về các địa phương thời gian qua để tìm hiểu về đầu tư nông nghiệp, đi đâu chúng tôi cũng nghe giới lãnh đạo chính quyền các cấp đề cập đến việc DN đến đặt vấn đề hợp tác, tiếp nhận đất đai các NLT.

Phía Đông Bắc, các DN đổ xô xuống Quảng Ninh, Hải Phòng; phía Tây Bắc, các DN đổ lên Hòa Bình, Sơn La; rồi lùng sục các địa phương cận kề Hà Nội như Thái Nguyên, Vĩnh Phúc; rồi các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng như Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, xa hơn là vào Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh...

Rầm rộ “tấn công” đất NLT

Cuộc đi tìm đất thật chộn rộn, sục sôi. Tại tỉnh Hòa Bình, trong vòng mấy năm qua, hàng loạt DN đã tìm đến quan tâm, tìm hiểu. Mặc dù đang nỗ lực tổ chức, sắp xếp lại các Cty, NLT làm ăn kém hiệu quả, nhưng tiếp xúc với chúng tôi, những người có trách nhiệm ở địa phương cho hay, họ rất thận trọng trước những đề xuất của các DN và chỉ “chọn mặt gửi vàng” khi rà soát, đánh giá năng lực, phương án của các DN một cách cẩn thận.

Đến thời điểm này, tỉnh đã rà soát, đánh giá, lập đề án trình Bộ NN-PTNT thẩm định và Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ xin chủ trương cho việc sắp xếp, đổi mới các Cty nông, lâm nghiệp.

15-39-45_cong-vn-xin-kho-st-di-bn-de-thue-dt-cu-mot-tcty-gui-ubnd-huyen-ky-nh-h-tinh
Văn bản xin khảo sát địa điểm để thuê đất của một TCty gửi UBND huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh)

Theo đề án này, tỉnh Hòa Bình hiện có 5 Cty TNHH MTV nông nghiệp do UBND tỉnh quản lý gồm: Cty TNHH MTV Sông Bôi, Cao Phong, 2/9, Thanh Hà, Cửu Long. Các Cty đang được giao quản lý, sử dụng là 3.464,79ha đất. Về phương án sắp xếp các Cty TNHH MTV Thanh Hà, Sông Bôi, 2/9 sẽ hợp tác với một tập đoàn để thành lập Cty 2 thành viên. Còn Cty TNHH Cao Phong sẽ cùng với Cty CP xây dựng Sông Hồng liên kết thành Cty TNHH cam Cao Phong Incomex.

Vĩnh Phúc – một tỉnh năng động và luôn là địa phương hấp dẫn trong mắt DN. Hiện UBND tỉnh này cũng đã “rộng cửa” cho các doanh nghiệp tìm đến đầu tư vào nông nghiệp. Ngoài 3 dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp với tổng số vốn gần 49 triệu USD, thời gian gần đây, có rất nhiều nhà đầu tư đã và đang tìm kiếm cơ hội đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao tại đây với số vốn lớn như Vinamilk, Vingroup.

Điều đáng nói, tại địa bàn này, đã có rất nhiều cách thức hợp tác được triển khai ở đây như DN tự thỏa thuận với nông dân thuê diện tích đất của họ trong 5 hoặc 10 năm; cho nông dân góp cổ phần bằng ruộng đất với doanh nghiệp để cùng làm... Nhưng xem ra, mọi con đường đều gặp trở ngại. Con đường sáng của DN ở thời điểm này, xem ra vẫn lại là sử dụng quỹ đất sẵn có của các NLT.

Tại Thanh Hóa, địa phương có diện tích rộng, quỹ đất NLT lớn, đã được rất nhiều “ông lớn” như FLC; Vingroup; TH true milk; Hòa Phát, Vinamilk... quan tâm tìm đến. Được biết hiện Cty CP Tập đoàn FLC, Cty TNHH đầu tư sản xuất phát triển nông nghiệp VinEco thuộc Tập đoàn Vingroup – Cty CP, Cty CP ứng dụng công nghệ cao nông nghiệp và thực phẩm sữa TH... đã có tờ trình xin tỉnh Thanh Hóa thuê 3.030ha đất tại các Cty TNHH MTV Sông Âm, Lam Sơn, Yên Mỹ để mở rộng sản xuất kinh doanh.

Mỗi Cty có ngành nghề kinh doanh riêng, lợi thế riêng. Nhưng có một điểm chung là các dự án đưa ra đều rất lớn. Cụ thể: Sau khi sắp xếp, Cty TNHH 2TV ứng dụng công nghệ cao nông nghiệp và thực phẩm sữa Yên Mỹ (Tập đoàn TH true milk hợp tác với Cty TNHH MTV Yên Mỹ) sẽ đầu tư dự án chăn nuôi bò sữa tập trung quy mô công nghiệp trên diện tích 2.930ha với 20.000 con bò. Trong đó bò cho sữa thường xuyên 10.000 con với chế độ chăm sóc, quản lý đàn bò theo công nghệ của Israel, mỗi năm sẽ cung cấp một lượng sữa cho chế biến 110.000 tấn sữa/năm.

Cty TNHH 2TV FLC – Lam Sơn sẽ đầu tư dự án trang trại chăn nuôi bò sữa, bò thịt tập trung công nghệ cao với quy mô 1.148ha đất để chăn nuôi 6.000 con bò thịt và 10.000 con bò sữa, bê con.

Cty TNHH 2TV đầu tư sản xuất phát triển nông nghiệp VinEnco – Sông Âm sẽ thực hiện dự án nông nghiệp công nghệ cao với các sản phẩm trọng điểm là rau – củ - hoa giá trị cao, nấm, cây ăn quả gắn với công nghệ chế biến thích hợp.

Tại Nghệ An, Hà Tĩnh, quỹ đất NLT, đất sản xuất của người dân cũng đang được quy hoạch, “sắp xếp” lại để tập trung nguồn lực tài nguyên cho các dự án “khủng”. Cả vùng đất đai màu mỡ Phủ Quỳ ở Nghệ An, đâu đâu cũng có bóng dáng DN.

Hay như ở Hà Tĩnh, chỉ dự án chăn nuôi bò của Cty CP chăn nuôi Bình Hà (Liên doanh Cty CP Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai và Cty CP An Phú) đã tốn đến 6.119ha đất (tại hai huyện Kỳ Anh 1.645ha, Cẩm Xuyên 4.473ha). Được biết dự án có quy mô 150.000 con bò/năm; nguồn vốn đầu tư 4.223 tỷ đồng, chia làm 3 giai đoạn, trong đó, giai đoạn 1 và 2 sẽ thực hiện trong năm 2015 với quy mô 60.000 con. Dự kiến, đến tháng 6/2016, dự án có tổng quy mô 100.000 con, chủ yếu được nhập từ Úc, New Zealand, Mỹ, Canada…

Có thể nói, việc các DN lớn đổ xô vào lĩnh vực nông nghiệp, khu vực này đã trở nên sôi động với những tín hiệu vui hơn rất nhiều. Nhưng cùng với đó, hàng loạt vấn đề cũng đang đặt ra đối với các địa phương hậu “sắp xếp, chuyển đổi” đất đai, mà đặc biệt nổi lên là vấn đề công ăn việc làm, an sinh xã hội của gia đình công nhân, nông dân vùng sắp xếp, chuyển đổi.

Để yên tâm đầu tư sản xuất, các DN đã và đang nỗ lực tìm kiếm, khoanh vùng cho mình nguồn tư liệu đất đai đủ lớn. Ở một số địa phương thông thoáng, cởi mở, điều kiện đất đai dễ tổ chức, sắp xếp; bằng năng lực và tùy thuộc khả năng “quan hệ”, các DN có thể sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm một mặt bằng đầu tư sản xuất.

Tìm hiểu, nắm bắt thông tin một số đề án sắp xếp, chuyển đổi, đã có không ít ý kiến trong dư luận bức xúc khi ở chỗ này chỗ kia, DN chỉ bỏ ra mấy tỉ, nhiều hơn là vai ba chục tỷ đã “lấy” được một nông, lâm trường, mà trước đó bao thế hệ đã dầy công kiến tạo, gây dựng, bảo vệ, vun đắp.

Nhưng cũng có những trường hợp, các DN đổ mồ hôi, sôi nước mắt, trầy vi tróc vảy mà chẳng xong. Thậm chí, có DN còn bỏ ra cả trăm tỷ đồng vào một địa phương để giúp quy hoạch lại sản xuất, với tham vọng tạo ra vùng hàng xuất - chế biến hàng hóa lớn, tập trung nhưng rốt cuộc bị đổ bể, công cốc.

 

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm