| Hotline: 0983.970.780

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021

Đề thi chính thức môn văn Tốt nghiệp THPT năm 2021

Thứ Tư 07/07/2021 , 10:07 (GMT+7)

Dưới đây là đề thi chính thức môn văn Tốt nghiệp THPT Quốc gia 2021. Các thông tin, tin tức liên quan đến kỳ thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2021.

Quy chế và cấu trúc thi của môn Ngữ văn

Đề thi môn Ngữ văn Tốt nghiệp THPT Quốc gia 2021 bắt đầu phát đề thi vào lúc 7h30, đến 7h35 sẽ bắt đầu tính thời gian làm bài. Môn thi sẽ gồm 2 phần: Đọc hiểu (3 điểm) và Làm văn (7 điểm). Trong phần Làm văn, câu Nghị luận Xã hội chiếm 2 điểm, câu Nghị luận văn học chiếm 5 điểm.

Về cấu trúc, đề thi môn Ngữ văn tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2021 sẽ chủ yếu tập trung vào khối kiến thức lớp 12.

Cụ thể:

- Phần Đọc hiểu: Đưa ra một đoạn văn/đoạn thơ cùng 4 câu hỏi được sắp xếp theo 4 cấp độ nhận thức gồm: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao.

- Phần Làm Văn: Có 2 câu hỏi. Câu Nghị luận Xã hội có nội dung nêu suy nghĩ cá nhân về một hiện tượng trong xã hội, hoặc vấn đề nổi bật đã được chỉ ra ở phần Đọc hiểu.

Câu Nghị luận văn học yêu cầu phân tích, cảm nhận về một tác phẩm văn học (thơ hoặc văn xuôi)

Quy chế chung của kì thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2021

- Thí sinh phải có mặt tại phòng thi đúng thời gian quy định.

- Thí sinh đến 15 phút sau khi có hiệu lệnh tính giờ, sẽ không được dự thi buổi thi đó.

- Trong quá trình thi phải nghiêm chỉnh chấp hành hiệu lệnh của Ban coi thi và hướng dẫn của cán bộ coi thi.

- Ở địa điểm thi, thi sinh phải xuất trình giấy Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân và nhận Thẻ dự thi.

- Trong phòng thi, các thí sinh phải ngồi đúng vị trí ghi số báo danh của mình.

- Thi sinh phải ghi đầy đủ số báo danh và thông tin cá nhân vào các giấy tờ liên quan như đề thi, phiếu trả lời trắc nghiệm, giấy thi, giấy nháp trước khi làm bài.

- Kiểm tra kĩ đề thi trước khi làm bài. Nếu phát hiện các lỗi đề thiếu trang, rách, hỏng, nhòe, mờ phải báo cho cán bộ phòng thi chậm nhất là 5 phút, tính từ thời điểm phát đề.

- Thí sinh không được gian lận, không được sử dụng tài liệu trái phép, không được trao đổi, chép bài của người khác, làm mất trật tự phòng thi trong suốt quá trình thi.

- Thí sinh không được đánh dấu hoặc làm ký hiệu riêng, không được viết bằng bút chì, trừ tô các ô trên Phiếu trả lời trắc nghiệm; bài thi chỉ được viết bằng một màu mực và không được dùng mực màu đỏ.

- Với bài thi tự luận, khi nộp bài, thí sinh phải ghi rõ số tờ giấy thi đã nộp và ký xác nhận vào Phiếu thu bài thi.

- Trường hợp không làm được bài, thí sinh vẫn phải nộp lại tờ giấy thi của bài thi tự luận hoặc phiếu trả lời trắc nghiệm của bài thi trắc nghiệm.

Đề thi chính thức môn văn tốt nghiệp THPT Quốc gia 2021

Đề thi Ngữ văn tốt nghiệp THPT 2021 có phần làm văn rơi vào bài thơ Sóng của tác giả Xuân Quỳnh. Theo đó, đề văn ra 3 khổ thơ giữa của tác phẩm với yêu cầu tương đối nhẹ nhàng, phù hợp với học sinh đại trà: Cảm nhận về đoạn thơ trên, từ đó, nhận xét vẻ đẹp nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh.

Phần Nghị luận Xã hội năm nay chỉ yêu cầu thí sinh viết một đoạn văn ngắn 200 câu về sự cần thiết của sống cống hiến.

Phần đọc hiểu là một đoạn văn bản có tính triết lý trích từ cuốn Bí mật của nước. Các câu hỏi của phần đọc hiểu được đánh giá là khó hơn kỳ thi THPT Quốc gia 2020.

Đề thi chính thức môn Ngữ văn của kỳ thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2021

Đề thi chính thức môn Ngữ văn của kỳ thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2021

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Tân nghiên cứu sinh Harvard: Năng lượng tái tạo là nền tảng phát triển xã hội

Đối với Lê Mạnh Linh (sinh năm 2000), khả năng tiếp cận năng lượng chính là chỉ dấu quan trọng của sự phát triển xã hội, mang lại cuộc sống sung túc, đầy đủ hơn.