| Hotline: 0983.970.780

Đề xuất xây dựng hai đập dâng trên sông Hồng

Chủ Nhật 11/12/2022 , 06:11 (GMT+7)

Các chuyên gia thủy lợi đề xuất xây dựng đập dâng Long Tửu, đập dâng Xuân Quan trên sông Hồng để bảo đảm an toàn về môi trường, thuận lợi cho giao thông đường thủy.

Trước những khó khăn về nguồn nước trong vụ đông xuân vùng đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi phía Bắc, Cục Quản lý Công trình thủy lợi (Tổng cục Thuỷ lợi) phối hợp cùng Viện Quy hoạch Thủy lợi đưa ra các giải pháp phù hợp, đáp ứng nhu cầu lấy nước của từng địa phương.

Nhằm giúp cho các địa phương thích ứng với tình trạng thiếu hụt nguồn nước, Tổng cục Thủy lợi đã tham mưu cho Bộ NN-PTNT ban hành các văn bản chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố khu vực Trung du miền núi phía Bắc xây dựng các kế hoạch lấy nước, đồng thời rà soát, đánh giá năng lực lấy nước của các công trình.

Công trình nào không đảm bảo năng lực lấy nước theo kế hoạch thì các địa phương khẩn trương sửa chữa, nâng cấp. Đồng thời các địa phương nhanh chóng tổ chức nạo vét cửa lấy nước, các hệ thống cây mương đảm bảo xong trước đợt xả nước.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Công trình thủy lợi (Tổng cục Thủy lợi)

Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Công trình thủy lợi (Tổng cục Thủy lợi)

Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Công trình thủy lợi (Tổng cục Thủy lợi) cho biết: “Chúng tôi cũng đề nghị các địa phương thực hiện tăng cường công tác tuyên truyền thông tin về nguồn nước, tiến độ lấy nước đến các cấp chính quyền địa phương, đến người dân. Qua đó giúp cho công tác lấy nước được chủ động và triển khai thuận lợi”.

Thời gian tới, trong các đợt xả nước, cần tăng cường theo dõi thông tin từ Tổng cục Thủy lợi, cơ quan khoa học thuộc Bộ NN-PTNT cung cấp về số liệu nguồn nước, diện tích lấy nước.

Hiện tại, Cục đã cung cấp số liệu về dòng chảy ở sông Hồng theo hình thức trực tuyến trên các trang thông tin điện tử. Các địa phương chú ý theo dõi, tổ chức thực hiện hiểu quả công tác lấy nước.

Đối với một số địa phương thường xuyên gặp khó khăn về nguồn nước như TP. Hà Nội, trong văn bản của Bộ NN-PTNT, đề nghị rõ Hà Nội cần thực hiện cụ thể từng giải pháp cho các vị trí công trình, ví dụ như trạm bơm Phù Sa, trạm bơm Trung Hà, có các khuyến cáo, giải pháp cụ thể.

Trong đó đề xuất nếu trường hợp nguồn nước quá khó khăn thì phải xem xét chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hoặc có những nguồn nước thay thế trong nội địa. Ví dụ, từ các hồ chứa thủy lợi, phải tăng cường các phương tiện lấy nước để đảm bảo tiến độ lấy nước theo kịp tiến độ chung của toàn vùng.

Một vài năm tới có thể xây dựng những trạm bơm cố định thay thế cho những công trình cũ hiện tại có mực nước thấp không vận hành được. Còn về lâu dài cần nghiên cứu kĩ những công trình lấy nước chủ động để có thể dâng mực nước, ví dụ công trình nâng đáy sông, đập ngăn sông.

Ông Đào Ngọc Tuấn - Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi cho rằng: “Cần có giải pháp dài hạn để các hoạt động sản xuất nông nghiệp không còn bị phụ thuộc vào việc xả nước tăng cường từ các hồ thủy điện thượng nguồn”.

Trước mắt sẽ cho làm các hệ thống trạm bơm, dìm các trạm bơm xuống sông Hồng để có thể lấy được tối đa nguồn nước; liên kết các nguồn nước ở trong nội địa, sử dụng các hồ chứa nước ở trong các vùng, các tỉnh để bổ sung nguồn nước thiếu hụt nếu thủy điện thiếu nguồn nước, các đợt xả không đủ nước.

Đồng thời, một số chuyên gia cũng đề xuất nghiên cứu để xây dựng 2 đập dâng trên sông Hồng là đập dâng Long Tửu, đập dâng Xuân Quan, thực hiện tốt công tác lấy nước cho các công trình thủy lợi, bảo đảm an toàn về môi trường, cũng như thuận lợi cho giao thông đường thủy.

Cần ưu tiên sửa chữa các công trình thủy lợi đã cũ, xuống cấp.

Cần ưu tiên sửa chữa các công trình thủy lợi đã cũ, xuống cấp.

Xem thêm
Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới

Hiện nay, truyền thông về quyền con người, thông tin đối ngoại đã được triển khai mạnh mẽ với sự quan tâm chỉ đạo, tham gia đóng góp của cả hệ thống chính trị.

Số hóa thị trường nông sản thông qua phần mềm AgriDataGo

AgriDatatGo là phần mềm giúp bà con nhanh chóng tiếp cận với thị trường mà sản phẩm hướng tới, cũng như cách thức để sản phẩm đáp ứng các yêu cầu của thị trường đó.

Uông Bí tiếp nhận gần 4.000 đơn đề nghị hỗ trợ sản xuất nông nghiệp

QUẢNG NINH Sau cơn bão số 3, các hộ dân và các công ty lâm nghiệp đang tích cực thực hiện tận thu, dọn dẹp phòng chống cháy rừng, chuẩn bị hiện trường trồng rừng vụ mới.