| Hotline: 0983.970.780

Bà Rịa – Vũng Tàu:

Doanh nghiệp nhờn luật, tiếp tục bức tử sông hồ

Thứ Tư 31/03/2021 , 16:03 (GMT+7)

4 năm trước, Báo NNVN đã phản ánh tình trạng nước trong đầm chứa tại xã Tân Hải, tỉnh BR-VT ô nhiễm nghiêm trọng, thì mấy ngày qua nước ở đây lại… đổi màu tím!

Bà con nuôi cá lo mất ăn, mất ngủ!

Mấy ngày qua, đầm chứa nước cạnh cống số 6, khu vực xã Tân Hải, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) bỗng dưng ô nhiễm nghiêm trọng, nước đổi sang màu tím, bốc mùi hôi thối kèm mùi hóa chất nồng nặc.

Đầm chứa nước cạnh cống số 6, khu vực xã Tân Hải, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đổi sang màu tím, bốc mùi hôi thối kèm mùi hóa chất nồng nặc. Ảnh: MS.

Đầm chứa nước cạnh cống số 6, khu vực xã Tân Hải, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đổi sang màu tím, bốc mùi hôi thối kèm mùi hóa chất nồng nặc. Ảnh: MS.

Trước tình trạng này, Đoàn kiểm tra của Sở TN-MT đã phối hợp với Cảnh sát môi trường Công an tỉnh BR-VT cùng cơ quan chức năng địa phương kiểm tra, nghi ngờ một số nhà máy chế biến thủy hải sản, bột cá xả thải trái phép.

Cụ thể, cơ quan chức năng phát hiện cơ sở sơ chế cá bò của DNTN Đại Quang đang hoạt động không phép trong khu vực. Qua khai thác, người đứng đầu doanh nghiệp này khai nhận, cơ sở hoạt động từ 15/3/2021, sơ chế khoảng 800 - 1.000 kg sản phẩm/ngày, lượng nước thải khoảng 15m3/ngày. Cơ quan chức năng đã tiến hành lấy mẫu nước thải để phân tích mức độ gây ô nhiễm, đồng thời yêu cầu cơ sở ngưng hoạt động.

Cống thoát nước của Công ty TNHH Nghê Huỳnh xả thải, nước màu đen kịt chảy trực tiếp ra môi trường. Ảnh: MS.

Cống thoát nước của Công ty TNHH Nghê Huỳnh xả thải, nước màu đen kịt chảy trực tiếp ra môi trường. Ảnh: MS.

Cơ quan chức năng cũng phát hiện nhà máy chế biến thủy hải sản, bột cá của Công ty TNHH Nghê Huỳnh (trụ sở tại thôn Cát Hải, xã Tân Hải, TX.Phú Mỹ) đặt cống thoát nước đang xả thải, nước màu đen kịt chảy trực tiếp ra môi trường.

Có mặt tại khu vực cống số 6, PV NNVN ghi nhận nước trong hồ chứa kế bên nhà máy chế biến hải sản vẫn còn ngả màu tím, bốc mùi nồng nặc. Sống gần khu vực xả thải này, chị Nguyễn Thị Hải, người dân thôn Cát Hải, xã Tân Hải bức xúc cho hay, những năm trước nhiều hộ dân nuôi thủy sản lồng bè trên sông Chà Và đã từng bị chết cá hàng loạt do chất thải độc này. Do vậy, những ngày qua người nuôi cá vô cùng lo lắng đến mất ăn, mất ngủ.

Nhiều chủ lồng bè đang khẩn trương chuẩn bị các biện pháp 'giải cứu' vật nuôi, đề phòng nguồn nước ô nhiễm rò rỉ chảy ra sông sẽ gây chết cá hàng loạt. Ảnh: MS.

Nhiều chủ lồng bè đang khẩn trương chuẩn bị các biện pháp “giải cứu” vật nuôi, đề phòng nguồn nước ô nhiễm rò rỉ chảy ra sông sẽ gây chết cá hàng loạt. Ảnh: MS.

Tìm đến khu nuôi trồng thủy sản lồng bè trên sông Chà Và cách khu vực các nhà máy chế biến thủy sản, bột cá (xã Tân Hải) chỉ khoảng hơn 1 km, chúng tôi chứng kiến nhiều chủ lồng bè đang khẩn trương chuẩn bị các biện pháp “giải cứu” vật nuôi, đề phòng nguồn nước ô nhiễm rò rỉ chảy ra sông sẽ gây chết cá hàng loạt.

Tiếp xúc với PV, anh Mai Anh Tuấn (bè nuôi ở tiểu khu 3) lo lắng nói: “Mấy bữa nay nghe thông tin nhà máy xả thải ra môi trường khiến bà con lo quá. Tôi đã đầu tư cả tỉ đồng tiền cá, sắp đến ngày thu hoạch, giờ bỗng dưng bị nước độc “giết” sạch thì chỉ có đổ nợ!”. Theo anh Tuấn, hiện ngày đêm anh phải canh cá, liên tục sục ôxy và nhờ đo mẫu nước, nếu có biểu hiện lạ thì phải “xử lý” ngay. Trong lồng bè của anh Tuấn đang thả nuôi gần 10 ngàn con cá chim, cá bớp và 5 ngàn con tôm hùm chuẩn bị đến ngày xuất bán.

Mấy ngày qua, người dân phải tranh thủ dồn cá vào lồng bè rời để sẵn sàng kéo cả bè cá đi sang khu vực khác lánh nạn. Ảnh: MS.

Mấy ngày qua, người dân phải tranh thủ dồn cá vào lồng bè rời để sẵn sàng kéo cả bè cá đi sang khu vực khác lánh nạn. Ảnh: MS.

Tương tự, hộ ông Trương Văn Cường, bè nuôi BV-0502 -NT (tiểu khu 4) hiện đang thả nuôi hơn 10 ngàn con cá rìa và 3 lồng hàu. Mặc dù cá và hàu vẫn còn nhỏ nhưng mấy bữa nay ông cũng kêu người vào bán bớt. “Tình trạng ô nhiễm như thế, nếu bất ngờ xả thải từ cống số 6 ra thì cá sẽ chết trắng hết. Do vậy, chính quyền địa phương cũng đã thông báo về nguy cơ nguồn nước ô nhiễm và khuyến cáo tăng cường sục ôxy vào thời gian này”, ông Cường nói.

Siết chặt quản lý cống số 6

Nhớ lại 4 năm trước, ông Vũ Thanh Tình, Trưởng thôn Cát Hải, xã Tân Hải cho biết: “Hồ chứa này đã từng xảy ra hiện tượng đổi màu tím, bốc mùi hôi thối kèm mùi hóa chất nồng nặc. Các nhà máy chế biến thủy hải sản nhiều lần xả thải trộm ra môi trường khiến cá nuôi lồng bè sông Chà Và chết hàng loạt. Tuy nhiên, sau nhiều biện pháp xử lý, tình trạng trên vẫn không được cải thiện mà lại tái diễn ngày càng nghiêm trọng, người dân rất bức xúc”.

Hiện ngày đêm người dân phải canh cá, liên tục sục ôxy và nhờ đo mẫu nước, nếu có biểu hiện lạ thì phải 'xử lý' ngay. Ảnh: MS.

Hiện ngày đêm người dân phải canh cá, liên tục sục ôxy và nhờ đo mẫu nước, nếu có biểu hiện lạ thì phải “xử lý” ngay. Ảnh: MS.

Theo kiến nghị của ông Tình, cần phải di dời các nhà máy chế hiến hải sản này về khu quy hoạch để trả lại môi trường trong lành, đảm bảo sức khỏe cho người dân địa phương và an toàn nuôi trồng thủy sản trên sông Chà Và.  

Phó Chủ tịch UBND xã Long Sơn (TP.Vũng Tàu) Bùi Đức Bình khẳng định: “Hiện chúng tôi đang cùng các cơ quan chức năng giám sát cống số 6 và diễn biến xử lý nước xả thải ô nhiễm trong đầm chứa khu nhà máy chế biến. Nếu nguồn nước trong đầm này bị xả thải ra môi trường, ra sông thì nguy cơ cá lồng bè sẽ bị chết, gây thiệt hại cho bà con”.

Theo ông Bình, trước đây đã từng xảy ra việc này và một số hộ dân đã bức xúc khởi kiện công ty xả thải ra tòa, các ngành chức năng đã phải vào cuộc rất quyết liệt.

Có hộ dân lo lắng kéo bè cá đi sang khu vực khác đậu tạm. Ảnh: MS.

Có hộ dân lo lắng kéo bè cá đi sang khu vực khác đậu tạm. Ảnh: MS.

 Trao đổi với NNVN, ông Trần Văn Hiếu, Chi cục trưởng Chi cục Thủy Lợi tỉnh BR-VT cho biết:Trước tình trạng nguồn nước phía thượng lưu của cống số 6 đang bị ô nhiễm do nhà máy xả thải, Chi cục đã tham mưu cho Sở NN&PTNT tỉnh chỉ đạo đóng cửa cống, không vận hành để tránh tuyệt đối việc xả nước ô nhiễm ra sông. Đồng thời, khuyến cáo bà con nên thu hoạch sớm những lồng cá nào đã nuôi đạt và cần tăng cường sục khí ôxy để cải thiện nhiệt độ, môi trường nước bè nuôi”.

Theo ông Hiếu, cống số 6 nằm trong hệ thống đê Chu Hải hiện đã xuống cấp nên cần phải được đầu tư nâng cấp để vận hành tốt. Đặc biệt, Sở TN&MT cần phải sớm xử lý nguồn nước ô nhiễm trước mùa mưa năm nay, vì nếu mưa xuống buộc phải xả cống sẽ ảnh hưởng môi trường nuôi thủy sản, còn vẫn đóng cống thì gây ngập úng cánh đồng sản xuất nông nghiệp phía trong.

Hiện Sở TN&MT tỉnh BR-VT vẫn đang chờ kết quả xét nghiệm mẫu nước để có bước xử lý tiếp theo.

“Để giữ an toàn cho vùng nuôi thủy sản của bà con, Trung tâm quản lý khai thác công trình thủy lợi đã được giao thu giữ tay quay cống để không được vận hành xả nước cống. Đồng thời, hàng ngày cử cán bộ của Trung tâm phối hợp với ngành tài nguyên môi trường xuống kiểm tra xử lý nước ô nhiễm trong đầm chứa và đo nước ở tại vùng nuôi nhằm kịp thời khuyến cáo bà con những biện pháp đề phòng rủi ro, thiệt hại”, ông Trần Văn Cường, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh BR-VT cho biết.

Xem thêm
Thủ tướng tặng quà, động viên công nhân thi công tuyến đường cao tốc huyết mạch

Thị sát các dự án đường cao tốc, Thủ tướng nhắc nhở các địa phương chú trọng xây dựng các khu tái định cư, bảo đảm người dân có cuộc sống tốt nhất.

Ứng phó khô hạn, Ninh Thuận đề ra nhiều giải pháp đảm bảo nước tưới

Dự báo vụ hè thu 2024 ở Ninh Thuận sẽ gặp khó do nắng nóng dẫn đến nguy cơ thiếu nước tưới, ngành chức đã đề ra nhiều giải pháp linh hoạt.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Tặng 1.000 bình nước lọc cho bà con vùng hạn mặn Long An

Long An 1.000 bình nước lọc và 33 m3 nước sạch được Nhóm Thiện nguyện G9 - Vì nụ cười trẻ thơ (TP.HCM) cùng với các Mạnh thường quân tặng bà con vùng hạn mặn Long An

Bình luận mới nhất