| Hotline: 0983.970.780

Đồng bào thiểu số đổi đời nhờ xuất khẩu lao động

Thứ Ba 06/12/2022 , 09:39 (GMT+7)

Từ chỗ thiếu ăn, đói nghèo, nhiều gia đình ở xã Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn thoát nghèo, tậu được xe, làm được nhà nhờ đi xuất khẩu lao động.

Đến bản Ó, xã Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn, ngôi nhà khang trang của gia đình chị Hoàng Thị Vân nổi bật giữa khung cảnh xế chiều. Những ngày này, chị Vân đang tất bật hoàn thiện những hạng mục cuối cùng để kịp đón Tết Nguyên đán trong ngôi nhà mới.

chi van 1

Ngôi nhà mới khang trang của gia đình chị Hoàng Thị Vân. Ảnh Ngọc Tú.

Chị Vân cho biết, trước đây gia đình rất khó khăn, cả nhà chỉ dựa vào làm nông nên cái đói nghèo cứ đeo bám. Hơn 2 năm trước, gia đình chị cho con trai đi lao động xuất khẩu tại Đài Loan, nhờ chăm chỉ làm việc, con trai chị đã gửi về gần 300 triệu đồng. Có vốn, gia đình tiếp tục đầu tư chăn nuôi nên đến năm nay xây được ngôi nhà mới, và gia đình cũng thoát được diện hộ nghèo.

chi van

Theo chị Vân, đi xuất khẩu lao động giúp người dân học hỏi được kinh nghiệm, thay đổi tư duy làm ăn. Ảnh Ngọc Tú.

Ở xã Xuân Lạc, không chỉ có gia đình chị Vân mà hàng chục hộ khác cũng đổi đời nhờ đi xuất khẩu lao động. Nhiều gia đình làm được nhà cửa khang trang, tậu được xe máy, mua được máy móc phục vụ sản xuất.

Dẫn chúng tôi đi thăm bản, anh Giàng Á Trừ, Bí thư Chi bộ thôn Tà Han (xã Xuân Lạc) phấn khởi kể về hành trình thoát nghèo của địa phương cũng như của gia đình anh. Tà Han vốn là thôn vùng cao khó khăn nhất của xã Xuân Lạc, thôn có hơn 100 hộ, đa số là người dân tộc Mông. Cũng giống như nhiều hộ khác, trước đây gia đình anh Trừ quanh năm làm nương rẫy, cơm không đủ no, áo không đủ ấm. Năm 2018 có đơn vị đến xã tuyển dụng lao động đi làm việc ở Nhật Bản, anh Trừ cũng mạnh dạn đăng ký sau đó đi lao động tại Nhật Bản 7 tháng.

“Đi Nhật Bản có 7 tháng mà hơn mình làm việc ở quê hàng chục năm. Sau khi trả tiền vay, mình cũng dư ra gần 200 triệu đồng, có tiền mình mua thêm ruộng, đầu tư máy xay xát gạo, mở quán tạp hóa phục vụ bà con trong thôn. Ở thôn Tà Han cũng đã có vài người đi xuất khẩu lao động về, đời sống hiện nay hầu hết cũng khá hơn trước nhiều”, anh Trừ tâm sự.

Vốn là xã khó khăn nhất của huyện Chợ Đồn, chủ yếu là đồng bào các dân tộc Mông, Dao, Tày sinh sống, những năm trở lại đây, Xuân Lạc dần đổi thay nhờ người dân đi xuất khẩu lao động. Riêng năm 2022, toàn xã có 86 người đi làm việc ở Nhật Bản, Đài Loan, có nhiều người sau khi hết thời hạn hợp đồng lao động đã về nước lại đăng ký đi tiếp lần 2, lần 3.

Ông Nông Minh Hải, Chủ tịch UBND xã Xuân Lạc (huyện Chợ Đồn) cho biết: Xã có nhiều thôn ở trên núi cao, chủ yếu là dân tộc Mông, Dao, trước đây, người dân còn ít khi ra khỏi tỉnh chứ chưa nói đến đi nước ngoài làm việc. Từ năm 2017, sau khi vài người đi về có hiệu quả thì khoảng 3 năm trở lại đây, xuất khẩu lao động đã trở thành phong trào. Xã cũng đang nỗ lực kiên kết với các công ty có uy tín để xúc tiến đưa lao động sang các thị trường tiềm năng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan.

4 pb day nghe.00_13_52_15.Still001

Để xuất khẩu lao động hiệu quả, chính quyền địa phương tích cực hỗ trợ người dân tìm những công ty có uy tín. Ảnh Ngọc Tú.

Hiện nay, mỗi năm số tiền người dân xã Xuân Lạc đi lao động ở nước ngoài gửi về cũng lên đến hàng tỷ đồng, đây là số tiền không nhỏ đối với một xã vùng cao. Nhưng hơn hết, sau khi ở nước ngoài trở về, người lao động cũng đem về theo tư duy mới về phát triển kinh tế.

“Nếu như trước đây người dân chỉ quen lối làm ăn cũ quanh năm gắn bó với đồng ruộng, nương rẫy thì khi họ đi lao động ở nước ngoài về nhiều gia đình mua sắm máy móc, phát triển dịch vụ. Nhiều người sau khi hết hạn hợp đồng ở nước ngoài, về quê họ lại tiếp tục đi làm công nhân ở các khu công nghiệp, cái được lớn nhất chính là người dân thay đổi được tư duy cũ”, ông Nông Minh Hải chia sẻ thêm.

Xem thêm
Đề xuất tăng chi ngân sách cho giáo dục, y tế

Nếu thực hiện tự chủ, các bệnh viện và trường đại học công lập có thể tăng viện phí hoặc học phí lên cao, khiến người bệnh, người học phải chi trả nhiều tiền hơn.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.