| Hotline: 0983.970.780

Dự án công trình giao thông BOT: Thiếu minh bạch, bất hợp lý

Thứ Tư 16/08/2017 , 07:06 (GMT+7)

Hầu hết các dự án giao thông đầu tư theo hình thức BOT đều được chỉ định; thiếu công khai minh bạch, một số sự án còn không đăng kết quả lựa chọn nhà đầu tư...

Đó là những tồn tại được các đại biểu nêu lên trong phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giám sát chuyên đề thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), diễn ra ngày15/8.

17-24-26_pct_qh_do_b_ty_pht_bieu_ti_phien_hop
Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ phát biểu tại phiên họp

Phát biểu tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang Nghĩa nói, giai đoạn 2011-2016 mặc dù chưa có tổng kết, đánh giá nhưng các dự án BOT đã được triển khai rộng rãi, ồ ạt.
 

Không tham vấn, lấy ý kiến người dân

Báo cáo giám sát chuyên đề do Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày đưa ra nhận định, việc thực hiện các dự án giao thông theo hình thức BOT, trong bối cảnh nguồn lực ngân sách hạn chế, nguồn ODA thu hẹp “là hướng đi đúng đắn”.

Tuy nhiên việc triển khai các chiến lược, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng chưa có nguyên tắc và thứ tự ưu tiên đầu tư. Nhiều dự án là dự án cải tạo, nâng cấp trên các tuyến đường huyết mạch độc đạo hạn chế sự lựa chọn của người dân; công tác lập, thẩm định phê duyệt dự án lựa chọn nhà đầu tư còn nhiều bất cập… Thực tế hầu hết các dự án giao thông đầu tư theo hình thức BOT thời gian đều được chỉ định đã hạn chế tính cạnh tranh, giảm hiệu quả đầu tư của dự án.

“Một số dự án không đăng thông tin kết quả lựa chọn nhà đầu tư theo quy định đã làm giảm tính cạnh tranh, thiếu minh bạch”, báo cáo viết.

Báo cáo cũng chỉ ra việc thu phí sử dụng dịch vụ còn nhiều bất cập. Theo đó vị trí đặt trạm thu phí và khoảng cách giữa các trạm chưa hợp lý, thực tế xảy ra 2 tình trạng. Thứ nhất là việc trạm thu phí đặt ngoài phạm vi dự án, bổ sung một số hạng mục nằm ngoài phạm vi dự án hay cho phép nhà đầu tư thu phí cả tuyến đường song song với tuyến đường thực hiện theo BOT để đảm bảo phương án tài chính dự án.

Thứ hai là yêu cầu khoảng cách giữa 2 trạm thu phí là 70km. Khung giá dịch vụ rộng dễ dẫn đến tiêu cực. Ngoài ra trong quá trình xây dựng không tham vấn, lấy ý kiến người dân, tổ chức gần dẫn đến tình trạng phản đối kéo dài, sau khi người dân bức xúc khiếu kiện mới giải quyết bằng cách miễn giảm phí.
 

Các nước ASEAN đi hàng trăm km không thấy trạm thu phí nào

Thảo luận tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu phản ánh tình trạng nhiều dự án BOT thực tế chỉ “tráng lại”, có dự án mở thêm mỗi bên được vài chục cm gần như không thay đổi rồi thu tiền dẫn đến việc người dân bức xúc. “Tuyến đường độc đạo, huyết mạch, ông bà tổ tiên để lại từ đời nào, bây giờ tôn tạo rồi thu tiền, bà con bức xúc là đúng rồi”, ông Giàu thẳng thắn.

Ông Giàu kể rằng đã đi nhiều nước, đặc biệt các nước trong khu vực ASEAN thì đi hàng trăm km không thấy trạm thu phí nào. Nêu câu chuyện thời sự đang xảy ra trạm thu phí Cai Lậy những ngày qua ông Giàu cho rằng đây là điều đáng buồn. “Đã phải xả trạm 2 lần rồi và sẽ lây lan nơi khác nếu không sớm xử lý”, ông Nguyễn Văn Giàu nhận định.

Phát biểu tại phiên họp, Phó chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cho rằng hai vấn đề chính đối với các dự án BOT hiện nay là khoảng cách đặt trạm BOT và mức thu phí. “Mọi phản ứng của người dân, tích cực hay tiêu cực đều liên quan đến vấn đề này”, ông Đỗ Bá Tỵ nhận định.

Vẫn theo Phó Chủ tịch Quốc hội, ở đây có vấn đề là thiếu công khai minh bạch. Ví dụ quy định khi đặt trạm phải tham khảo ý kiến người dân, nhưng việc này làm không đến nơi đến chốn, nên gây bức xúc dư luận và người dân.

“Mấy hôm nay xảy ra chuyện ở trạm Cai Lậy rất buồn. Phải rà soát lại các trạm, các trạm không đảm bảo tối thiểu 70 km như quy định thì nhà nước phải mua lại, tránh gây bức xúc cho dân”, Phó Chủ tịch Quốc hội nói phải nhất quán điều này.

Tuyến Bắc - Nam thu phí ngày càng nhiều

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Nguyễn Đức Hải nhiều doanh nghiệp vận tải phản ánh tuyến Bắc - Nam việc thu phí ngày càng nhiều.

“Cần đặt vấn đề là so với trước đây giá thành vận chuyển một tấn hàng hóa đã tăng lên bao nhiêu phần trăm? Với tình trạng làm BOT như thế này chi phí vận tải sẽ đội giá như thế nào? Thời gian đi lại có thể nhanh hơn nhưng nếu chi phí tăng lên cao thì hiệu quả mang lại như thế nào. Điều này cần phải chứng minh nếu không sẽ tiếp tục tình trạng phí chồng lên phí dẫn đến kém hiệu quả”, ông Nguyễn Đức Hải nhận định.

 

Xem thêm
Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị: Điều tra, xử lý nghiêm hành vi gây cháy rừng

Ngày 28/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị đã có buổi làm việc với tỉnh Hà Giang về tình hình sản xuất nông nghiệp và công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Ùn tắc bến phà ra đảo Cát Bà dịp 30/4 và 1/5

HẢI PHÒNG Ngày 28/4, hàng nghìn người đã ùn ùn đổ về bến phà Đồng Bài để ra đảo Cát Bà khiến giao thông tắc nghẽn.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm