| Hotline: 0983.970.780

Đưa 75 sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử

Chủ Nhật 12/09/2021 , 06:50 (GMT+7)

Điểm nổi bật trong 8 tháng đầu năm 2021 của ngành NN-PTNT tỉnh Tuyên Quang là tỉnh đã đưa thành công 75 sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử.

Sản phẩm chè của HTX chè Sử Anh là một trong 75 sản phẩm của tỉnh Tuyên Quang được đưa lên sàn thương mại điện tử năm 2021. Ảnh: Đào Thanh.

Sản phẩm chè của HTX chè Sử Anh là một trong 75 sản phẩm của tỉnh Tuyên Quang được đưa lên sàn thương mại điện tử năm 2021. Ảnh: Đào Thanh.

Ngày 10/9, Sở NN-PTNT tỉnh Tuyên Quang tổ chức hội nghị đánh giá kết quả phát triển sản xuất 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm 2021.

Từ đầu năm đến nay, mặc dù ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản của tỉnh vẫn đạt hơn 4.150 tỷ đồng, tăng 4,3% so năm 2020. Trong đó, toàn tỉnh thực hiện trồng 11.224 ha rừng, đạt 108% kế hoạch năm; duy trì trên 1.690 ha diện tích cây trồng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn. Cơ cấu cây trồng chuyển dịch mạnh sang phát triển nhóm cây ăn quả chiếm 33% giá trị ngành trồng trọt. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi có xu hướng giảm. Tổng đàn gia súc, gia cầm chỉ đạt từ 93 đến 99% kế hoạch…

Trong 8 tháng đầu năm 2021, ngành nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang cũng bị ảnh hưởng không nhỏ của dịch Covid 19. Việc lưu thông hàng hóa giữa các tỉnh trong nước và xuất khẩu gặp nhiều khó khăn. Trước thực trạng này, tỉnh đã thực hiện thành công việc đưa 75 sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử; xây dựng được 24 chuỗi liên kết sản phẩm an toàn. 

Các đại biểu dự hội nghị. Ảnh: Thành Công. 

Các đại biểu dự hội nghị. Ảnh: Thành Công. 

Tại hội nghị, ông Chẩu Văn Lâm, Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang cho biết, ngành NN-PTNT tỉnh Tuyên Quang cần xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện Đề án tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp và Chương trình xây dựng nông thôn mới; làm tốt công tác tham mưu cho tỉnh để có chính sách tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn.

Ngành phối hợp với các ngành, các địa phương quan tâm lai tạo, cấy ghép các giống cây trồng chủ lực, cây trồng mới có năng suất, chất lượng cao đưa vào sản xuất. Đồng thời lưu giữ các giống cây bản địa quý hiếm; đẩy mạnh liên kết giữa doanh nghiệp và nhà nông để làm tốt khâu bao tiêu sản phẩm, phát triển sản xuất kinh doanh theo chuỗi.

Đối với sản xuất các sản phẩm OCOP, ngành NN-PTNT Tuyên Quang cần có phương án hướng dẫn các địa phương nâng quy mô, chất lượng sản phẩm, tem truy xuất ngồn gốc, thiết kế bao bì sản phẩm đảm bảo các yếu tố về thẩm mỹ, phấn đấu có sản phẩm mang thương hiệu quốc gia, quốc tế.

Xem thêm
Thủ tướng: Kiểm tra, giám sát từ đầu, tránh tích tụ vi phạm

Họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, Thủ tướng lưu ý tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu, không để vi phạm nhỏ tích tụ lại thành sai phạm lớn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Nghề cói Kim Sơn được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định 1150/QĐ-BVHTTDL đưa nghề thủ công truyền thống nghề cói Kim Sơn vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bản văn hóa 4.0 chuyển mình với những 'dự án 0 đồng'

Bản văn hóa Nà Sự, xã Chà Nưa có gần 140 hộ dân người dân tộc Thái cùng sinh sống và có nét đặc trưng văn hóa, phong tục độc đáo.