| Hotline: 0983.970.780

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: 'Đừng để lỡ chuyến tàu chuyển đổi số trong nông nghiệp'

Thứ Sáu 18/06/2021 , 15:16 (GMT+7)

Bộ trưởng Lê Minh Hoan ví chuyển đổi số trong nông nghiệp như một chuyến tàu mà người làm nông nghiệp không được phép bỏ lỡ.

Hội nghị trực tuyến 'Chuyển đổi số trong nông nghiệp và phát triển nông thôn' do Bộ trưởng NN-PTNT Lê Minh Hoan và Bộ trưởng TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng đồng chủ trì. Ảnh: Tùng Đinh.

Hội nghị trực tuyến "Chuyển đổi số trong nông nghiệp và phát triển nông thôn" do Bộ trưởng NN-PTNT Lê Minh Hoan và Bộ trưởng TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng đồng chủ trì. Ảnh: Tùng Đinh.

Sáng 18/6, Hội nghị trực tuyến "Chuyển đổi số trong nông nghiệp và phát triển nông thôn" do Bộ trưởng NN-PTNT Lê Minh Hoan và Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng đồng chủ trì, kết nối với 63 tỉnh thành trên cả nước.

Mượn câu chuyện về 4 người bạn nhỡ tàu, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói: "Từ trước đến nay chúng ta đã nói nhiều đến kinh tế tri thức, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nhưng rồi nhạt nhòa dần. Tôi mong toàn ngành nông nghiệp phải hiểu không ai muốn lỡ nhịp tàu, đứng ở sân ga nhìn thiên hạ chuyển động về phía trước, mà phải dũng cảm nhảy lên đoàn tàu đó để khởi hành".

Theo ông Lê Minh Hoan, sự mù mờ về thông tin như hiện nay sẽ làm ngắt quãng cung - cầu. Người sản xuất mù mờ về thị trường trong khi thị trường mù mờ về sản xuất, cơ quan quản lý cũng mù mờ về chuyện đó. Một nền nông nghiệp mù mờ sẽ dẫn đến hệ quả phải giải cứu.

"Việc kết nối vạn vật, kết nối với người và vật quá khó khăn dẫn đến câu chuyện giải cứu trong nhiều mùa vụ, mang tính chu kỳ. Tôi mong nền nông nghiệp được định vị và minh bạch dữ liệu, thông tin, thì hình ảnh nông nghiệp mới vươn xa hơn", người đứng đầu ngành nông nghiệp chia sẻ thêm.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định, Bộ NN-PTNT sẽ bắt tay ngay vào chuyển đổi số để không lỡ nhịp đoàn tàu.

"Chúng ta dứt khoát không để lỡ chuyến tàu Chuyển đổi số. Lỡ chuyến tàu là có tội với hàng triệu bà con nông dân, là thiếu trách nhiệm với tương lai của nền nông nghiệp".

Về phía Bộ TT-TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng chuyển đổi số là quá trình học hỏi, thay đổi cách làm nông nghiệp nhờ dữ liệu và công nghệ số. Vì vậy cách làm phải đơn giản những gì phức tạp để việc thay đổi mọi người đều dễ áp dụng.

"Chúng ta hay nói về những cái mới, cách mạng 4.0, chuyển đổi số rất hào hứng nhưng sau đó cứ nhạt dần. Việc bỏ thói quen rất khó nếu không biến việc mới, việc khó thành dễ đi thì rất khó thay đổi. Việc của hai bộ sẽ biến việc khó thành việc dễ, để thay đổi đó dễ với tất cả mọi người cùng làm", ông Nguyễn Mạnh Hùng nói.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan ví chuyển đổi số trong nông nghiệp như một chuyến tàu mà người làm nông nghiệp không được phép bỏ lỡ. Ảnh: Tùng Đinh.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan ví chuyển đổi số trong nông nghiệp như một chuyến tàu mà người làm nông nghiệp không được phép bỏ lỡ. Ảnh: Tùng Đinh.

Giá trị của chuyển đổi số

Tại hội nghị, có nhiều ý kiến, hỏi đáp được đưa ra, xoay quanh vấn đề chuyển đổi số trong nông nghiệp, đưa công nghệ số vào đời sống nông dân. Trong đó đáng chú ý là phát biểu của ông Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ TT-TT.

Theo ông Dũng, áp dụng chuyển đổi số, những nông dân số sẽ không phải "trông trời, trông đất, trông mây" để sản xuất như truyền thống mà có thể trông vào dữ liệu để có kế hoạch sản xuất phù hợp, cho phép nông dân bán nhiều thứ chứ không chỉ bán sản phẩm nông sản đơn thuần.

"Chuyển đổi số cho phép nông dân bán cả sự trải nghiệm, trước bán nải chuối bà con mang ra chợ bán trực tiếp cho người mua nhưng áp dụng công nghệ số, vườn chuối được kết nối trên mạng thì người nông dân có thể bán cho người mua cả một quy trình chăm sóc, rồi cây chuối đó ngay từ khi còn nhỏ để người mua có thể giám sát quy trình chăm sóc mà không cần một khu vườn nào cả", Thứ trưởng TT-TT nêu ví dụ.

Theo ông, trước bà con chăm sóc theo kinh nghiệm, ai biết việc của người nấy, nhưng thời đại số dữ liệu số càng chia sẻ thì càng có giá trị, nhiều người dùng thì dữ liệu sẽ lớn hơn và hình thành một hệ sinh thái.

"Chuyển đổi số còn cho phép so sánh giá ở nhiều nơi, làm được việc này sẽ không còn ép giá. Chuyển đổi số sẽ tạo ra nền tảng cho phép nông dân và các ngành hàng kết nối với nhau mà không phụ thuộc vào vị trí địa lý. Chúng ta có thể kết nối 9 triệu hộ nông dân với các doanh nghiệp chế biến, gắn với 100 triệu người tiêu dùng trong cả nước, thậm chí cả 6 tỷ người tiêu dùng trên thế giới", ông Nguyễn Huy Dũng phân tích thêm lợi ích của chuyển đổi số trong nông nghiệp.

Bộ trưởng TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định 2 Bộ sẽ hợp tác để chuyển đổi số trong nông nghiệp đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Ảnh: Tùng Đinh.

Bộ trưởng TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định 2 Bộ sẽ hợp tác để chuyển đổi số trong nông nghiệp đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Ảnh: Tùng Đinh.

Kết thúc hội nghị, Bộ trưởng TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định 2 Bộ sẽ hợp tác để chuyển đổi số trong nông nghiệp đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

Về phía Bộ NN-PTNT, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết sẽ hỗ trợ, giúp đỡ để các hộ nông dân được tiếp cận với công nghệ số, để không ai bỏ lỡ chuyến tàu này.

"Bộ NN-PTNT muốn xây dựng một hình ảnh nền nông nghiệp chuyển đổi số, hình ảnh hàng chục triệu hộ nông dân Việt Nam không phải là chân lấm tay bùn nữa mà là những người nông dân thông minh, những người nông dân chuyển đổi số. Bản thân việc này đã tạo ra giá trị cho nông sản Việt Nam rồi", người đứng đầu ngành nông nghiệp khẳng định.

    Tags:
Xem thêm
Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm