| Hotline: 0983.970.780

Đường cao tốc qua Nam Định - Thái Bình dài 60,9km, có 7 trạm thu phí

Thứ Ba 05/11/2024 , 13:54 (GMT+7)

Đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đoạn đi qua hai tỉnh Nam Định - Thái Bình dài 60,9km, có 7 trạm thu phí, sử dụng hơn 453ha đất nông nghiệp.

Dự án sử dụng hơn 453 ha đất nông nghiệp

Bộ TN&MT vừa ký quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “Đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua tỉnh Nam Định và Thái Bình theo phương thức đối tác công tư”.

Cầu vượt sông Hồng nối hai tỉnh Thái Bình - Nam Định. Ảnh: Báo Dân trí.

Cầu vượt sông Hồng nối hai tỉnh Thái Bình - Nam Định. Ảnh: Báo Dân trí.

Quyết định số 3493 vừa được Thứ trưởng Lê Công Thành ký phê duyệt ngày 30/10/2024 cho dự án đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua tỉnh Nam Định và Thái Bình theo phương thức đối tác công tư.

Dự án đường cao tốc đoạn đi qua hai tỉnh Thái Bình - Nam Định có chiều dài khoảng 60,9km, trong đó, trên địa bàn tỉnh Nam Định 27,6km, trên địa bàn tỉnh Thái Bình 33,3km. Điểm đầu dự án tại Km19+300 - đầu cầu vượt sông Đáy, thuộc địa bàn xã Nghĩa Thái (huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định); điểm cuối tại Km80+240 tại nút giao giữa Quốc lộ 37 mới và đường ven biển, thuộc địa bàn xã Thụy Trình (huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình).

Dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 1680 ngày 25/12/2023; Tập đoàn Geleximco làm chủ dự án theo phương thức đối tác công tư.

Dự án chiếm dụng đất vĩnh viễn khoảng 538,44ha trong đó, diện tích đất ở khoảng 8,91ha; diện tích đất nông nghiệp khoảng 453,85ha (bao gồm các loại đất: 386,46ha đất trồng lúa nước; 7,16 ha đất trồng cây lâu năm; diện tích đất phi nông nghiệp khác khoảng 73,2 ha…

Có 7 trạm thu phí trên tuyến đường dài 60,9km

Theo hồ sơ thiết kế dự án, đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua hai tỉnh Nam Định - Thái Bình được đầu tư xây dựng tuyến đường theo tiêu chuẩn đường bộ cao tốc với chiều dài khoảng 60,9km, quy mô 4 làn xe; bề rộng nền đường 24,75m (gồm 4 làn xe, làn dừng khẩn cấp, giải phân cách giữa, lề đất), bề rộng mặt đường 15m; vận tốc thiết kế 120 km/h.

Nhiều dự án giao thông trọng điểm đang được thi công tại các huyện ven biển của hai tỉnh Thái Bình - Nam Định. Ảnh: Trần Kim.

Nhiều dự án giao thông trọng điểm đang được thi công tại các huyện ven biển của hai tỉnh Thái Bình - Nam Định. Ảnh: Trần Kim.

7 nút giao liên thông gồm: nút giao đường trục phát triển kinh tế tỉnh Nam Định tại lý trình Km18+700; nút giao đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần tại lý trình Km31+800; nút giao đường tỉnh 489C tại lý trình Km42+250; nút giao Thái Bình - Cồn Vành tại lý trình Km50+500; nút giao đường CT.16 tại lý trình Km61+450; nút giao Quốc lộ 39 tại lý trình Km70+720; nút giao Quốc lộ 37 mới tại lý trình Km79+640.

Dự án xây dựng khoảng 45,156km đường gom kết cấu mặt đường láng nhựa 2 lớp, quy mô đường cấp V đồng bằng; 23 cầu trên tuyến chính với những cầu trọng điểm như cầu vượt Sông Ninh Cơ dài 1.084,5m; cầu vượt Sông Hồng dài 1.114,9m; cầu vượt sông Trà Lý dài 890,90m…

Xây dựng 4 cầu vượt ngang; 54 hầm chui dân sinh; 439 cống thoát nước ngang trên tuyến.

Trên toàn tuyến đường xây dựng 7 trạm thu phí gồm: điểm đầu tuyến (Km19+980) và điểm cuối tuyến (Km78+100) trên tuyến chính; 5 trạm thu phí tại các nhánh ra, vào cao tốc tại 5 nút giao liên thông (nút giao Nam Định - Lạc Quần tại lý trình Km31+800; nút giao Đường tỉnh 489C tại lý trình Km42+250; nút giao Thái Bình - Cồn Vành tại lý trình Km50+500; nút giao cao tốc CT16 tại Km62+450; nút giao Quốc lộ 39 tại lý trình Km70+720).

Bộ TN&MT yêu cầu chủ dự án có trách nhiệm thực hiện nghiêm các điều kiện có liên quan đến môi trường; khoanh định ranh giới và chỉ được triển khai thực hiện dự án sau khi được cấp có thẩm quyền cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất, giao đất theo quy định tại Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư theo quy định của pháp luật hiện hành; chủ động, tích cực phối hợp với chính quyền địa phương triển khai thực hiện các giải pháp phục hồi sinh kế, hỗ trợ, ổn định cuộc sống lâu dài cho các hộ dân chịu tác động tiêu cực bởi dự án; tuân thủ quy định tại Luật Đất đai và các văn bản pháp luật có liên quan.

Theo Bộ TN&MT, quá trình triển khai, Dự án sẽ phát sinh những tác động nhất định đến môi sinh, môi trường: Hoạt động chuyển đổi đất lúa, đất ở để thực hiện dự án làm suy giảm diện tích trồng lúa, gây ảnh hưởng tới sinh kế của các tổ chức, cá nhân bị thu hồi đất; Dự án có yêu cầu di dời, tái định cư khoảng 1.014 hộ dân (trong đó: tỉnh Nam Định 636 hộ, tỉnh Thái Bình 378 hộ); Hoạt động bóc lớp đất bề mặt tại diện tích đất trồng lúa phát sinh đất hữu cơ với tổng khối lượng khoảng 768.357m3...

Xem thêm
Ông Nguyễn Đình Việt giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La

SƠN LA Ông Nguyễn Đình Việt, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Nước, nguồn sống và nỗi lo: Khi ngập úng 'kéo lên' đô thị vùng cao

Sơn La Tình trạng ngập úng kéo dài không chỉ gây xáo trộn cuộc sống hàng ngày mà còn ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất nông nghiệp của người dân tại TP Sơn La.