| Hotline: 0983.970.780

Nam Định, Thái Bình sử dụng cát biển san lấp gần 17km nền đường cao tốc

Thứ Hai 21/10/2024 , 13:34 (GMT+7)

Hai tỉnh Nam Định, Thái Bình sẽ sử dụng hơn 5 triệu m3 cát biển làm vật liệu san lấp gần 17km nền đường cao tốc ven biển đoạn qua địa bàn.

Nam Định sử dụng 2 triệu m3 cát mặn san lấp 2km 

UBND tỉnh Nam Định vừa có văn bản chấp thuận đề nghị của UBND tỉnh Thái Bình về việc thí điểm sử dụng cát biển làm vật liệu san lấp Dự án đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua tỉnh Nam Định và Thái Bình theo phương thức PPP.

Trước đó, UBND tỉnh Thái Bình có văn bản số 3930 đề nghị UBND tỉnh Nam Định chấp thuận áp dụng thí điểm sử dụng vật liệu cát biển để đắp nền đường (thuộc Dự án tuyến đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua tỉnh Nam Định và Thái Bình theo phương thức đối tác công tư). Tuyến đường đề xuất sử dụng cát biển dài 2km, từ Km 38+300 đến Km 46+300 thuộc địa bàn huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định với khối lượng đắp dự kiến khoảng 2 triệu m3.

Hai tỉnh Thái Bình - Nam Định thí điểm sử dụng cát mặn làm vật liệu san lấp nền đường cao tốc ven biển. Ảnh: XĐ.

Hai tỉnh Thái Bình - Nam Định thí điểm sử dụng cát mặn làm vật liệu san lấp nền đường cao tốc ven biển. Ảnh: XĐ.

Phó Chủ tịch tỉnh Nam Định Trần Anh Dũng cho biết, địa phương chấp thuận đề xuất này với khuyến cáo: việc áp dụng thí điểm sử dụng cát biển làm vật liệu đắp nền đường phải đảm bảo tuân thủ đúng hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải; ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các nội dung tại Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án được phê duyệt và các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định khác của pháp luật có liên quan.

Ngoài ra, sử dụng cát biển làm vật liệu đắp nền đường có nguy cơ gây nhiễm mặn, ảnh hưởng đến sản xuất, môi trường xung quanh và đời sống sinh hoạt của người dân khu vực, do đó, khi triển khai thí điểm, Nhà đầu tư phải xây dựng phương án phòng chống sự cố môi trường giai đoạn triển khai thí điểm sử dụng cát biển làm vật liệu đắp nền đường.

Phải có các giải pháp để đảm bảo việc sử dụng cát biển làm vật liệu đắp nền đường không ảnh hưởng đến sản xuất, môi trường xung quanh và đời sống sinh hoạt của người dân khu vực trong thời gian thi công và sau khi hoàn thành dự án.

Thực hiện đúng, đầy đủ việc theo dõi, quan trắc, đánh giá chất lượng môi trường trong khu vực dự án thực hiện thí điểm theo Đề cương quan trắc và đánh giá chất lượng môi trường (trong đó, phải giám sát về độ mặn và chỉ số các chất có hại cho cây trồng, thuỷ sản có trong cát biển); gửi kết quả quan trắc, giám sát về Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định để theo dõi, giám sát.

Hợp long cầu vượt sông Hồng nối Thái Bình - Nam Định. 

Hợp long cầu vượt sông Hồng nối Thái Bình - Nam Định. 

Trường hợp phát hiện dấu hiệu nhiễm mặn ảnh hưởng đến môi trường xung quanh hoặc xảy ra sự cố nhiễm mặn ảnh hưởng đến nguồn nước phục vụ sản xuất và nuôi trồng thủy sản… phải dừng ngay thi công tại các vị trí thí điểm; đồng thời đánh giá cụ thể nguyên nhân và thực hiện đền bù, khắc phục sự cố theo quy định của pháp luật.

UBND tỉnh Nam Định giao Sở NN-PTNT; UBND huyện Xuân Trường và các đơn vị có liên quan theo dõi, giám sát về tác động, ảnh hưởng của việc thực hiện thí điểm đến hệ sinh thái nông nghiệp, cây trồng, vật nuôi, thuỷ lợi và các nội dung khác theo lĩnh vực quản lý.

Thái Bình sử dụng 3,2 triệu m3 cát biển san lấp gần 15km 

Ngày 9/10/2024, UBND tỉnh Thái Bình cũng ban hành văn bản số 3930 chấp thuận đề xuất của Tập đoàn Geleximco về việc thí điểm sử dụng cát biển để đắp nền đường thuộc dự án tuyến đường cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng đoạn đi qua tỉnh huyện Thái Thụy.

Theo đề xuất của Geleximco, đơn vị này thí điểm sử dụng 3,2 triệu m3 cát biển để san lấp nền đường dự án cao tốc đoạn tuyến Km65+100 đến Km80+ 240, chiều dài gần 15km.

Thi công san lấp nền đường dự án CT.08 tại địa bàn tỉnh Thái Bình.

Thi công san lấp nền đường dự án CT.08 tại địa bàn tỉnh Thái Bình.

Tỉnh Thái Bình yêu cầu nhà đầu tư phải lập đề cương quan trắc và đánh giá chất lượng môi trường; xây dựng phương án phòng chống sự cố môi trường khi triển khai thí điểm.

Trong quá trình thực hiện, chủ đầu tư phải thường xuyên theo dõi, quan trắc, đánh giá chất lượng môi trường theo đúng vị trí, tần suất nên trong đề cương quan trắc giám định; định kỳ báo cáo kết quả sau mỗi đợt giám sát gửi Bộ Tài nguyên Môi trường, Giao thông Vận tải, UBND tỉnh để theo dõi, giám sát.

Trường hợp phát hiện dấu hiệu nhiễm mặn xảy ra sự cố, phản ánh của ngành nông nghiệp, người dân về nhiễm mặn ảnh hưởng đến cây trồng, thủy sản… phải dừng ngay thi công tại các vị trí thí điểm, đồng thời đánh giá cụ thể nguyên nhân và thực hiện đền bù, khắc phục sự cố.

Trước đó, Bộ Giao thông Vận tải ban hành văn bản số 2499 (ngày 11/3/2024); văn bản số 10342 (ngày 25/9/2024) về ý kiến tham vấn ĐTM Dự án tuyến đường cao tốc CT.08 về việc thí điểm sử dụng làm nền đường giao thông để tháo gỡ các khó khăn đối với nguồn vật liệu đắp nền đường cho các dự án cao tốc.

Dự án đường cao tốc ven biển với chiều dài 60,9km đi qua hai tỉnh Thái Bình - Nam Định.

Dự án đường cao tốc ven biển với chiều dài 60,9km đi qua hai tỉnh Thái Bình - Nam Định.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã hoàn thành dự án Đánh giá tài nguyên khoáng sản, phục vụ khai thác cát biển, đáp ứng nhu cầu san lấp các dự án đường cao tốc và hạ tầng giao thông, đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long”; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã rà soát và có văn bản hướng dẫn về tiêu chuẩn độ nhiễm mặn của nước nuôi trồng thủy sản, ngưỡng chịu mặn của một số loài cây trồng làm cơ sở cho việc sử dụng cát biển cho các dự án giao thông.

Ngoài ra, để khắc phục tình trạng khan hiếm nguồn cát, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã có ý kiến chỉ đạo các địa phương, chủ đầu tư xem xét, quyết định sử dụng nguồn cát nhập khẩu theo thẩm quyền, bảo đảm tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật.

Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc CT.08, đoạn qua tỉnh Nam Định và Thái Bình được triển khai theo hình thức đối tác công tư (PPP) với 4 làn xe hoàn chỉnh, vận tốc thiết kế 120km/h. Dự kiến thời gian thực hiện dự án từ năm 2023 đến năm 2027. 

Tuyến đường có chiều dài khoảng 60,9km. Điểm đầu dự án tại Km19+300 tại đầu cầu vượt sông Đáy phía Nam Định, thuộc địa bàn xã Nghĩa Thái (huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định); điểm cuối tại khoảng Km80+200 tại nút giao giữa quốc lộ 37 và đường ven biển, thuộc địa bàn xã Thụy Trình (huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình).

Xem thêm
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo.

Kè ngầm chắn sóng giảm nguy cơ xâm thực

Sóc Trăng Kè ngầm chắn sóng là giải pháp công trình đã và đang phát huy hiệu quả rõ nét trong phòng, chống sạt lở bờ biển, gây bồi, tạo bãi để phát triển rừng phòng hộ.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Giấc mơ lớn trên lòng hồ sông Đà: [Bài cuối] Bán tôm cá 'bán' cả câu chuyện sông Đà

Để đảm bảo tính đa mục tiêu của vùng hồ thủy điện, Hòa Bình tập trung khai thác giá trị thương hiệu cá sông Đà, lấy du lịch làm 'đầu kéo' thủy sản lòng hồ.

Bình luận mới nhất