| Hotline: 0983.970.780

FAO luôn đồng hành cùng Việt Nam xây dựng các mục tiêu nông nghiệp

Thứ Tư 13/04/2022 , 08:09 (GMT+7)

Làm việc với Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh, Trưởng Đại diện FAO tại Việt Nam Rémi Nono Womdim khẳng định sự đồng hành trong quá trình xây dựng các mục tiêu nông nghiệp.

Trưởng Đại diện FAO tại Việt NAm Rémi Nono Womdim làm việc với Thứ trưởng Lê Quốc Doanh ngày 12/4. Ảnh: Tùng Đinh.

Trưởng Đại diện FAO tại Việt NAm Rémi Nono Womdim làm việc với Thứ trưởng Lê Quốc Doanh ngày 12/4. Ảnh: Tùng Đinh.

Ngày 12/4, ông Rémi Nono Womdim đã có cuộc làm việc với Thứ trưởng Lê Quốc Doanh về các vấn đề hợp tác giữa Bộ NN-PTNT và FAO trong thời gian tới.

FAO sẽ luôn đồng hành cùng Việt Nam

Theo Thứ trưởng Lê Quốc Doanh, với lịch sử hợp tác lâu dài, đến nay các chương trình giữa FAO và Bộ NN-PTNT đang ngày càng rộng mở và toàn diện hơn. Trong thời gian tới, Thứ trưởng cho biết sẽ có nhiều vấn đề, thách thức ở khía cạnh mới đối với ngành nông nghiệp và cần đến sự hợp tác của các tổ chức quốc tế, trong đó có FAO.

Chia sẻ với ông Rémi, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho biết, ngày 28/1 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, một khung pháp lý rất quan trọng đối với ngành nông nghiệp Việt Nam.

Trong chiến lược này, người nông dân sẽ là trung tâm, bên cạnh mục tiêu về tăng trưởng, đảm bảo lương thực và xuất khẩu thì Việt Nam còn hướng đến nền nông nghiệp xanh, hướng tới giảm phát thải theo cam kết tại COP 26 vừa qua, bên cạnh đó là xây dựng nông thôn Việt Nam hiện đại, trở thành những vùng quê đáng sống.

“Trong năm 2021, để chuẩn bị cho xây dựng chiến lược, bên cạnh những tham vấn trong nước, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã tổ chức nhiều cuộc họp, trao đổi, tư vấn của các tổ chức quốc tế như FAO, WB, ADB… Trong thời gian tới, hợp tác của FAO và Bộ NN-PTNT sẽ phát triển để góp phần hỗ trợ Việt Nam thực hiện thành công chiến lược nông nghiệp này”, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nói.

Bên cạnh đó, lãnh đạo Bộ NN-PTNT cũng cho biết trong những năm qua, cứ 5 năm 1 lần, Bộ và FAO lại ký khung hợp tác để nêu ra những vấn đề hợp tác chung giữa 2 bên theo thực tiễn trong từng giai đoạn.

“Năm 2021, chúng ta đã có bản ký kết về hợp tác 2022-2026, cùng với nhiệm kỳ của ngài tại Việt Nam”, Thứ trưởng cho biết thêm.

Trưởng đại diện FAO khẳng định sẽ luôn đồng hành cùng Việt Nam trong quá trình xây dựng các mục tiêu phát triển nông nghiệp. Ảnh: Tùng Đinh.

Trưởng đại diện FAO khẳng định sẽ luôn đồng hành cùng Việt Nam trong quá trình xây dựng các mục tiêu phát triển nông nghiệp. Ảnh: Tùng Đinh.

Liên quan vấn đề này, ông Rémi bày tỏ sự cảm ơn tới các lãnh đạo cũng như nhân sự chuyên môn của Bộ NN-PTNT đã cùng với FAO xây dựng và phê duyệt được khung hợp tác mà ông cho là rất quan trọng.

Theo ông, qua quá trình hợp tác lâu dài giữa Việt Nam với FAO từ 1978 đến nay, FAO tự hào vì đóng góp vào nhiều hoạt động để phát triển lương thực, an ninh dinh dưỡng cũng như phát triển nông thôn của Việt Nam.

“Như Thứ trưởng đề cập, đang có nhiều thách thức cả với thế giới và Việt Nam như áp lực dân số, đô thị hóa, suy thoái tài nguyên trong đó có tài nguyên nước và biến đổi khí hậu... Bên cạnh đó nhiều thách thức về y tế, xã hội khiến chúng ta phải thay đổi, trong đó có cách thức sản xuất”, ông Rémi Nono Womdim chia sẻ và nêu thêm thách thức về thiên tai đối với quá trình sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam.

Trước các thách thức đó, đại diện của FAO cho biết, tổ chức này đã xây dựng được 20 chiến lược ưu tiên để áp dụng, khai thác triệt để các kiến thức, kinh nghiệm và chuyên môn của FAO để hỗ trợ các hoạt động thực tế của các quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Ông Rémi Nono Womdim cũng khẳng định, FAO sẽ luôn đồng hành cùng Việt Nam trong quá trình xây dựng các mục tiêu phát triển nông nghiệp trong thời gian tới.

Khung hợp tác 2022-2026 đã huy động được 65% nguồn lực tài chính

Tại cuộc làm việc ngày 12/4, Trưởng đại diện FAO tại Việt Nam thông báo với Thứ trưởng Lê Quốc Doanh, khung hợp tác giữa FAO và Bộ NN-PTNT giai đoạn 2022-2026 đã huy động được 65% nguồn lực tài chính cần thiết, bao gồm cả nguồn quốc tế và trong nước.

Đây sẽ là nền tảng để hai bên có thể thực hiện được các chương trình hợp tác xoay quanh 4 trụ cột chính mà FAO đang hướng đến hiện nay đó là về sức khỏe cây trồng; thích ứng biến đổi khí hậu và môi trường; đảm bảo an ninh lương thực; các vấn đề quản trị xuyên suốt khác. Từ đó, xây dựng được một nền nông nghiệp xanh, sạch, bền vững và phát thải thấp.

Liên quan vấn đề này, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh khẳng định sẽ đẩy nhanh việc xây dựng các dự án chung giữa 2 bên. “Việc huy động được 65% nguồn lực tài chính là tín hiệu rất tích cực và chúng ta sẽ tiếp tục huy động thể có thể thực hiện khung hợp tác một cách tốt nhất”, Thứ trưởng khẳng định.

Ngoài ra, ông Rémi cũng đề nghị Bộ NN-PTNT Việt Nam tăng cường các hoạt động hợp tác Nam - Nam, kêu gọi các nguồn đầu tư cũng như chia sẻ kinh nghiệm phát triển với các nước châu Phi, nơi vẫn đang còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong vấn đề an ninh lương thực.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh hoàn toàn nhất trí với đề nghị này, ông cho biết, thời gian qua Việt Nam đã tham dự nhiều hội thảo, hội nghị về hợp tác Nam - Nam và đây là thế mạnh với nhiều kinh nghiệm có thể chia sẻ của Bộ NN-PTNT.

    Tags:
Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm