| Hotline: 0983.970.780

'Ngành Nông nghiệp không thể tự đứng một mình, làm một mình...'

Thứ Năm 16/12/2021 , 10:59 (GMT+7)

Với 'tư duy đổi mới' và 'cùng hành động', ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam vươn tầm để đủ sức trở thành 'thước đo mức độ bền vững của quốc gia'.

Ông Rémi Nono Womdim, Trưởng đại diện Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO) và Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan ký kết Khung chương trình hợp tác Việt Nam - FAO giai đoạn 2022-2026. Ảnh: Minh Phúc.

Ông Rémi Nono Womdim, Trưởng đại diện Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO) và Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan ký kết Khung chương trình hợp tác Việt Nam - FAO giai đoạn 2022-2026. Ảnh: Minh Phúc.

Sáng 16/12, Bộ NN-PTNT và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO) tổ chức Hội nghị toàn thể Chương trình hỗ trợ quốc tế  (ISG) với chủ đề “Đối tác xanh cho một nền nông nghiệp mới”.

Xây dựng các chuỗi giá trị cạnh tranh

Hội nghị do Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan và ông Rémi Nono Womdim, Trưởng đại diện Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO) tại Việt Nam đồng chủ trì.

Hội nghị toàn thể ISG là diễn đàn đối thoại chính sách cấp cao được tổ chức thường niên giữa Bộ NN-PTNT với các cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế, các tập đoàn doanh nghiệp và các đối tác để cùng trao đổi, chia sẻ các định hướng chính sách, các ưu tiên của hai bên nhằm đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng cường điều phối các nguồn lực thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp Việt Nam theo hướng bền vững và tích hợp “đa giá trị”.

Ông Rémi Nono Womdim, Trưởng đại diện Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO) tại Việt Nam và Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan. Ảnh: Minh Phúc.

Ông Rémi Nono Womdim, Trưởng đại diện Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO) tại Việt Nam và Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan. Ảnh: Minh Phúc.

Hiện tại, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đang tích cực hoàn thiện Chiến lược Phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch hành động quốc gia của Việt Nam về hệ thống lương thực thực phẩm bền vững giai đoạn 2021-2030 để thực hiện mục tiêu tạo dựng hình ảnh nông nghiệp Việt Nam: trở thành nhà sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm minh bạch - trách nhiệm - bền vững” mà lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã khẳng định với cộng đồng quốc tế.

Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được xây dựng xoay quanh ba trụ cột: “Nông nghiệp sinh thái”, “Nông thôn hiện đại”, “Nông dân thông minh”.

Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi sang Hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam, giai đoạn 2021-2030 được xây dựng trên cơ sở 5 lộ trình hành động đã được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh về Hệ thống lương thực thực phẩm (LTTP) của Liên hợp quốc (LHQ) vừa được tổ chức hồi tháng 9 năm 2021 bao gồm: Đảm bảo mọi người tiếp cận được thực phẩm an toàn và dinh dưỡng; Chuyển đổi sang tiêu dùng bền vững; Đẩy mạnh sản xuất bền vững; Xây dựng các chuỗi giá trị cạnh tranh, bao trùm và bình đẳng và Tăng cường khả năng thích ứng với tổn thương, cú sốc và sức ép.

Chuyển đổi sang các hệ thống lương thực thực phẩm xanh

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, để chuyển mình thay đổi, ngành Nông nghiệp không thể tự đứng một mình, làm một mình mà cần có sự chia sẻ, đồng hành, hỗ trợ, ủng hộ của các bộ, ban ngành trung ương và địa phương và đặc biệt là sự đồng hành và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế để xây dựng nên đối tác xanh cho một nền nông nghiệp mới.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan. Ảnh: Minh Phúc.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan. Ảnh: Minh Phúc.

Đồng thời, Bộ trưởng khẳng định: với “tư duy đổi mới” và “cùng hành động”, ngành NN-PTNT Việt Nam sẽ thực hiện được khát vọng về một nền nông nghiệp sinh thái, tiên tiến, tích hợp đa giá trị, kết hợp hài hoà tài nguyên bản địa, bản sắc văn hoá, niềm tin xã hội với khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, vươn tầm để đủ sức trở thành “thước đo mức độ bền vững của quốc gia”.

Ông Rémi Nono Womdim nhấn mạnh: “Những cam kết chính trị và quan hệ đối tác chiến lược với các bên liên quan chính là yếu tố then chốt cho việc chuyển đổi sang các hệ thống lương thực thực phẩm xanh và các-bon thấp”.

Ông Rémi Nono Womdim, Trưởng đại diện Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Minh Phúc.

Ông Rémi Nono Womdim, Trưởng đại diện Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Minh Phúc.

Trong nhiều năm qua FAO đã luôn đồng hành, ủng hộ những bước chuyển về chính sách của ngành nông nghiệp Việt Nam và hoàn toàn tin tưởng rằng với sự cởi mở, lắng nghe ý kiến của các bên liên quan của Bộ NN-PTNT, các Chiến lược, Kế hoạch sau khi hoàn thiện, ban hành sẽ gặt hái những kết quả như mong muốn.

FAO sẽ tiếp tục hỗ trợ việc chuyển đổi các hệ thống lương thực thực phẩm theo hướng hiệu quả hơn, bao trùm hơn, thích ứng tốt hơn và bền vững hơn, đồng thời không để một người Việt Nam nào bị bỏ lại phía sau.

Cũng tại Hội nghị toàn thể ISG 2020, các đại biểu đã chứng kiến Bộ trưởng Lê Minh Hoan và Trưởng đại diện FAO Rémi Nono Womdim ký kết Khung chương trình hợp tác Việt Nam - FAO giai đoạn 2022-2026.

Khung hợp tác này thể hiện sự cam kết cao tiếp tục hợp tác giữa Bộ NN-PTNT và FAO trong việc thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn Việt Nam phát triển bền vững theo hướng nông nghiệp xanh, nông nghiệp sinh thái, tích hợp đa giá trị.

Hội nghị ISG 2021 là sự kiện quan trọng để Bộ NN-PTNT tham vấn rộng rãi ý kiến đóng góp của các đối tác quốc tế nhằm hoàn thiện Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi sang Hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam giai đoạn 2021-2030.

Xem thêm
Greenfeed Việt Nam công bố kết quả tăng trưởng lợi nhuận bền vững

Greenfeed Việt Nam với những chỉ số tài chính vừa công bố, cho thấy thương hiệu này vẫn duy trì hoạt động sản xuất và kinh doanh hiệu quả trên thị trường nông sản.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kiên Giang tổ chức nhiều hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm nay, tỉnh Kiên Giang tổ chức nhiều hoạt động nhằm giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn và tăng cường tình đoàn kết.

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.