| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội lý giải việc giá nông sản rớt thảm

Thứ Năm 04/03/2021 , 20:58 (GMT+7)

Chiều 4/3, lãnh đạo Sở Công Thương Hà Nội đã có câu trả lời chính thức về nguyên nhân dẫn đến tình trạng nông sản rớt giá thảm trong thời gian vừa qua.

Bà Trần Thị Phương Lan - quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội.

Bà Trần Thị Phương Lan - quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội.

Trao đổi tại buổi họp báo tình hình kinh tế - xã hội tháng 2 của Thành phố Hà Nội vào chiều 4/3, bà Trần Thị Phương Lan - quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, cho biết: Năm nay thời tiết rất thuận lợi cho rau màu vụ đông xuân phát triển, dẫn đến được mùa. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, sức mua thông qua kênh bán lẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội trong tháng 2/2020 giảm 16,7% so với cùng kỳ.

Việc các nhà hàng, khách sạn, bếp ăn công nghiệp và trường học đóng cửa, cũng là nguyên nhân cộng hưởng dẫn đến sức mua giảm.

Không chỉ riêng địa bàn TP. Hà Nội mà ở hầu hết các địa phương trên cả nước cũng xảy ra tình trạng cung vượt cầu, đặc biệt là rau, củ quả vụ đông xuân và thủy sản.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thành ủy Hà Nội trong việc hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho người dân, UBND Thành phố đã chỉ đạo kịp thời chương trình Hà Nội vì cả nước, đặc biệt là các tỉnh có dịch như Quảng Ninh, Hải Dương.

Cũng theo và Phương Lan, đến ngày 24/2, UBND huyện Mê Linh có công văn gửi Sở Công Thương Hà Nội về tiêu thụ nông sản trên địa bàn huyện. Do đó, ngay trong ngày 25/2, Sở Công Thương phối hợp với Sở NN-PTNT Hà Nội và huyện Mê Linh đã trực tiếp làm việc tại xã Tráng Việt (huyện Mê Linh).

Theo báo cáo của chính quyền địa phương, bình thường bà con xã Tráng Việt sản xuất 4 vụ mỗi năm để đảm bảo cân đối cung - cầu. Tuy nhiên, năm nay người dân đã triển khai gối vụ, tăng từ 4 vụ/năm lên 5-6 vụ/năm, bởi vậy có sự dư cung.

Cũng theo báo cáo của địa phương, xã Tráng Việt có khoảng 2.500 tấn củ cải cần phải tiêu thụ, trong đó 1.500 tấn phải tiêu thụ gấp trong 5-10 ngày. 1.000 tấn còn lại là củ cải vụ xuân, phải 10 ngày sau mới đến kỳ thu hoạch.

Sở Công Thương Hà Nội đã gửi văn bản đến các hệ thống phân phối, các chợ, bếp ăn trường học để đẩy mạnh phân phối rau, củ quả cho người dân. Ngay sau đó, các đơn vị này đã về HTX Đông Cao để tiêu thụ sản phẩm cho bà con.

Và theo báo cáo của huyện Mê Linh và một số hệ thống phân phối, đến thời điểm này, xã Tráng Việt đã tiêu thụ được 870 tấn củ cải. Sở Công Thương cũng đang phối hợp với HTX Đông Cao để xác định lượng tiêu thụ hàng ngày, tiếp tục bao tiêu cho bà con nông dân.

Sở Công Thương Hà Nội cũng phối hợp với Công ty CP Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao để thu mua nông sản cho bà con. “Công ty Đồng Giao nói rằng sẵn sàng thu mua hàng trăm tấn cà chua cho bà con Mê Linh, nhưng sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn chất lượng”, bà Phương Lan nói.

Trước sự việc trên, quyền Giám đốc Sở Công Thương cũng đề nghị UBND huyện Mê Linh kiên quyết chỉ đạo sản xuất theo kế hoạch, không để người dân trồng tự phát, dẫn đến tình trạng dư cung, vì bất cứ nông sản nào dư thừa cũng là lãng phí của cải xã hội.

Đồng thời, các vùng sản xuất nông sản cũng cần đẩy mạnh sản xuất ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ... Vì trên thực tế, những vùng sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao vẫn tiêu thụ được bình thường với giá 7.000 – 8.000 đồng/kg, nhưng nếu không sản xuất công nghệ cao thì 2.000 – 3.000 đồng/kg cũng khó bán.

Xem thêm
Ông Đinh Thế Huynh nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Trao quyết định và tặng hoa, ông Trần Cẩm Tú chúc mừng ông Đinh Thế Huynh đón nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng - phần thưởng cao quý của Đảng.

Trang bị kỹ năng tận dụng phụ phẩm nông nghiệp cho nông dân

Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh vừa tổ chức lớp tập huấn về 'Quy trình sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ phụ phẩm nông nghiệp địa phương'.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Đảm bảo an toàn cho ngư dân mùa mưa bão: [Bài 2] Nỗi lo các khu neo đậu tàu thuyền

Trong những năm qua, hệ thống cảng cá ở các tỉnh Duyên hải miền Trung dù đã được đầu tư nâng cấp, nhưng hiện vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.