| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội đã cấp 10.000 chữ ký số miễn phí cho công dân thủ đô

Thứ Hai 17/07/2023 , 23:29 (GMT+7)

Đến nay, trên toàn thành phố đã cấp khoảng 10.000 chữ ký số miễn phí cho công dân để thực hiện dịch vụ công trực tuyến của thành phố.

Triển khai chuyển đổi số đồng bộ, hiệu quả

Công tác chuyển đổi số được thành phố Hà Nội bắt đầu triển khai từ năm 2021 trở lại đây. Đây là nội dung được Thành ủy, UBND thành phố và các cơ quan nhà nước của thành phố đặc biệt chú trọng.

Từ năm 2022 đến nay, mặc dù chưa có các văn bản quy phạm về chuyển đổi số, nhưng ngay sau khi Thành ủy ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TU về chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, đã thực sự tạo sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động tại tất cả các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị của thành phố.

Chỉ số Chuyển đổi số cấp tỉnh (DTI) của Hà Nội xếp thứ 24/63 tỉnh/thành phố, tăng 16 bậc so với năm 2021.

Chỉ số Chuyển đổi số cấp tỉnh (DTI) của Hà Nội xếp thứ 24/63 tỉnh/thành phố, tăng 16 bậc so với năm 2021.

Đặc biệt, Nghị quyết 18 đã xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của từng ngành, lĩnh vực và các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội của thành phố.

Đến nay, toàn bộ hệ thống chính trị của thành phố đã vào cuộc, nhận thức rõ vai trò của chuyển đổi số và đã triển khai các nhiệm vụ một cách đồng bộ, theo lộ trình chung của thành phố.

Kết quả bước đầu thực hiện chuyển đổi số được ghi nhận đến 6 tháng đầu năm 2023. Cụ thể, Hà Nội là một trong các tỉnh/thành phố đầu tiên đảm bảo đầy đủ các điều kiện và kết nối thành công với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính.

Cùng với đó, các chỉ số xếp hạng, đánh giá liên quan đến chuyển đổi số năm 2022 được nâng cao. Chỉ số Chuyển đổi số cấp tỉnh (DTI) xếp thứ 24/63 tỉnh/thành phố, tăng 16 bậc so với năm 2021.

Bên cạnh việc ban hành các Chương trình, Kế hoạch để triển khai các nhiệm vụ cụ thể, UBND thành phố đã tập trung chỉ đạo để trong thời gian ngắn, các hệ thống lớn, dùng chung toàn thành phố đã hoàn thành, bao gồm hệ thống thông tin báo cáo; hệ thống quản lý văn bản và điều hành; hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính.

Cùng với đó là các quy định, quy chế kèm theo để đảm bảo vận hành, khai thác các hệ thống thông tin, như: Quy chế đảm bảo an toàn thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước thành phố đã hoàn thành trong quý I năm nay (Quyết định số 2223/QĐ-UBND), quy chế hoạt động hệ thống thư điện tử thành phố,…

Về hạ tầng số, hiện Trung tâm Dữ liệu chính của thành phố đang được tập trung triển khai để sớm đưa vào khai thác, sử dụng trong quý IV năm nay. Cùng với đó là tiếp tục duy trì, bảo đảm hoạt động ổn định, thông suốt mạng diện rộng WAN của thành phố, Hệ thống giao ban trực tuyến cả thành phố (đã được triển khai tới 3 cấp chính quyền).

Chia sẻ dữ liệu dùng chung trong cơ quan nhà nước

Hà Nội cũng đang phối hợp với các doanh nghiệp tập trung triển khai chữ ký số miễn phí cho người dân tại bộ phận một cửa của các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã. Đến nay, trên toàn thành phố đã cấp khoảng 10.000 chữ ký số miễn phí cho công dân Hà Nội để thực hiện dịch vụ công trực tuyến của thành phố.

Về phát triển dữ liệu, năm 2023, thành phố đã ban hành Danh mục dữ liệu mở của thành phố (tại Quyết định số 3478/QĐ-UBND ngày 04/7/2023) là những dữ liệu chuyên ngành sẽ được triển khai chia sẻ trong nội bộ cơ quan nhà nước và với công dân tổ chức trong thời gian tới.

Đồng thời, thành phố đã chỉ đạo triển khai Cổng dữ liệu thành phố và hệ thống nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu của thành phố (LGSP). Đây là 2 hệ thống cơ bản làm nền tảng để các đơn vị tích hợp, chia sẻ dữ liệu dùng chung trong cơ quan nhà nước.

Các cơ sở dữ liệu của các ngành được giao các ngành triển khai đã và đang dần hình thành, trong đó tập trung một số cơ sở dữ liệu quan trọng, như cơ sở dữ liệu doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu đất đai, cơ sở dữ liệu cán bộ công chức,…

Chuyển đổi số là một quá trình thường xuyên, liên tục. Đặc biệt với quy mô rất lớn của thành phố 10 triệu dân thì đây là khối lượng công việc không nhỏ. Với quyết tâm chính trị của thành phố, Hà Nội chắc chắn sẽ có những chuyển biến tích cực trong thời gian tới, triển khai hiệu quả các nhiệm vụ chuyển đổi số, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội thủ đô.

Xem thêm
Đề nghị xem xét kỷ luật ông Nguyễn Văn Thể

Ông Nguyễn Văn Thể bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị xem xét kỷ luật do có những vi phạm trong giai đoạn làm Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

Cây bưởi góp phần xây dựng nông thôn mới ở Thượng Mỗ

Cách đây 30 năm một số nông dân xã Thượng Mỗ, huyện Đan Phượng, TP. Hà Nội đã tiên phong trong việc mang giống bưởi Diễn về trồng thử ở quê mình.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.