| Hotline: 0983.970.780

Xếp hạng chuyển đổi số, Quảng Ninh đứng thứ 3

Thứ Sáu 14/07/2023 , 09:07 (GMT+7)

Chuyển đổi số ở Quảng Ninh gắn với cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Cán bộ Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Quảng Ninh hỗ trợ người dân sử dụng các tiện ích của hệ thống Chính quyền điện tử tỉnh. Ảnh: Minh Đức

Cán bộ Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Quảng Ninh hỗ trợ người dân sử dụng các tiện ích của hệ thống Chính quyền điện tử tỉnh. Ảnh: Minh Đức

Tại Phiên họp lần thứ 6 của Ủy ban quốc gia về Chuyển đổi số và Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023 về chuyển đổi số quốc gia, Bộ TT-TT đã công bố bảng xếp hạng chuyển đổi số (DTI) năm 2022.

Với giá trị chuyển đổi số đạt 0.7024 điểm (tăng 0,2052 điểm so với năm 2021), Quảng Ninh vươn lên đứng thứ 3. Xếp trên Quảng Ninh trong DTI 2022 là TP Đà Nẵng (0.8002 điểm) và TP Hồ Chí Minh (0.7163 điểm).

Bảng xếp hạng chuyển đổi số cấp tỉnh năm 2022 được cấu trúc theo 3 trụ cột là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số; bao gồm 9 chỉ số chính là: nhận thức số, thể chế số, hạ tầng số, nhân lực số, an toàn thông tin mạng, đô thị thông minh, hoạt động chính quyền số, hoạt động kinh tế số, hoạt động xã hội số, với 98 chỉ số thành phần.

Điểm số và thứ hạng của Quảng Ninh ở 3 trụ cột lần lượt là: chính quyền số 0,7804, xếp hạng 4 (tăng 1 bậc so với năm 2021); kinh tế số 0,7187, xếp hạng 9 (tăng 5 bậc so với năm 2021) và xã hội số 0,6864 điểm, xếp hạng 2 (tăng 1 bậc so với năm 2021)..

Ở 9 chỉ số chính trong bảng xếp hạng chuyển đổi số 2022, Quảng Ninh xuất sắc dẫn đầu ở chỉ số thể chế số; đứng thứ 2 chỉ số hoạt động xã hội số; xếp thứ 3 ở chỉ số hoạt động chính quyền số và đứng thứ 4 trong chỉ số hạ tầng số.

Thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã đạt được nhiều kết quả trong chuyển đổi số, tạo chuyển biến trong cơ quan nhà nước cũng như doanh nghiệp, người dân.

Đặc biệt, việc chuyển đổi số gắn với cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh được các cấp, ngành chú trọng.

100% cơ quan nhà nước cung cấp dữ liệu mở, được trang bị cơ sở vật chất đảm bảo kỹ thuật, an toàn phục vụ chuyển đổi số.

100% công việc ở cả 3 cấp từ tỉnh đến xã phải được xử lý trên hệ thống chính quyền điện tử; 100% kết quả giải quyết thủ tục hành chính được ký số và trả cho người dân trên môi trường số.

Quảng Ninh là một trong 6 tỉnh, thành phố đầu tiên triển khai thực hiện thành công hệ thống hóa đơn điện tử giai đoạn 1. Qua đó, tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp, rút ngắn thời gian thanh toán.

Đến nay, đã có hơn 9.000 doanh nghiệp, tổ chức đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử, đạt 100% các đơn vị đủ điều kiện đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử.

Tỉnh đã có 2,1 triệu tài khoản cá nhân, trong đó có 1,5 triệu tài khoản đang hoạt động cùng hơn 45.000 tài khoản doanh nghiệp.

Tỷ lệ tài khoản thanh toán điện tử trên tổng tài khoản thanh toán đang hoạt động đạt 62%, bình quân 1,5 tài khoản/người dân trưởng thành.

Xem thêm
Hợp tác xã nuôi ong mật gắn với xây dựng sản phẩm OCOP

HÀ TĨNH Ong trong dự án sinh trưởng phát triển tốt, ít dịch bệnh, năng suất bình quân đạt ≥18kg/đàn/năm, hiệu quả kinh tế tăng ≥10% so với nuôi đại trà.

Trách nhiệm chủ chó, mèo đang bị bỏ ngỏ

Người nuôi để chó, mèo thả rông, không rọ mõm khi chăn dắt… khiến việc chó cắn người đi đường, mất an toàn giao thông, gây mất mỹ quan ngày càng trở nên phổ biến.

Chuyển từ tranh mua, tranh bán sang liên kết trồng chè

Ông Hoàng Vĩnh Long, Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam cho rằng những người làm chè xuất khẩu trong tình trạng dễ mua dễ bán, đang rơi vào bẫy giá rẻ của thế giới.