| Hotline: 0983.970.780

Hậu Giang: 200ha diện tích nông nghiệp được xác nhận an toàn thực phẩm

Thứ Sáu 22/11/2024 , 08:20 (GMT+7)

Hậu Giang khẳng định vị thế phát triển nông nghiệp an toàn với hơn 200ha được xác nhận an toàn thực phẩm, gồm chuỗi giá trị cây ăn trái, lúa gạo, thủy sản, rau màu.

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Hậu Giang, sau thời gian thực hiện xây dựng các chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn, có kiểm soát chất lượng gắn với liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản, toàn tỉnh đã có 22 chuỗi đã và đang được cấp xác nhận sản phẩm an toàn thực phẩm, tổng diện tích trên 200ha.

Cụ thể, lĩnh vực cây ăn trái có 1ha cam xoàn ở huyện Phụng Hiệp; 20ha mít ở huyện Châu Thành; khoảng 9ha nhãn và 12ha xoài ở huyện Châu Thành A; 20ha chanh không hạt ở huyện Phụng Hiệp và TP Ngã Bảy.

Hậu Giang chú trọng nâng cao chất lượng nông, thủy sản trong chuỗi giá trị theo hướng bền vững, sản xuất theo hướng VietGAP, Global GAP, hữu cơ... Ảnh: Kim Anh.

Hậu Giang chú trọng nâng cao chất lượng nông, thủy sản trong chuỗi giá trị theo hướng bền vững, sản xuất theo hướng VietGAP, Global GAP, hữu cơ... Ảnh: Kim Anh.

Chuỗi giá trị lúa gạo có 10ha ở TP Vị Thanh và 60ha ở huyện Phụng Hiệp.

Lĩnh vực thủy sản có sản phẩm cá thát lát với diện tích 17ha ở huyện Phụng Hiệp và TP Vị Thanh; 1ha lươn được nuôi tập trung ở thị xã Long Mỹ và huyện Châu Thành. Ngoài ra có khoảng 32ha thủy sản nói chung ở huyện Phụng Hiệp.

Đối với sản phẩm rau ăn lá có diện tích 2ha ở huyện Vị Thủy và thị xã Long Mỹ; trà mãng cầu có diện tích 18ha ở huyện Long Mỹ, Phụng Hiệp và 1ha nấm rơm ở thị xã Long Mỹ;

Dự kiến, những năm tiếp theo, ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang sẽ nhân rộng việc xây dựng các chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn ở các huyện còn lại và đa dạng sản phẩm từ mô hình để đáp ứng tốt hơn yêu cầu về chất lượng, an toàn thực phẩm của người tiêu dùng ở trong nước và xuất khẩu.

Việc được cấp xác nhận an toàn thực phẩm sẽ nâng cao uy tín, trách nhiệm của người sản xuất. Ảnh: Kim Anh.

Việc được cấp xác nhận an toàn thực phẩm sẽ nâng cao uy tín, trách nhiệm của người sản xuất. Ảnh: Kim Anh.

Trong đó, tập trung xây dựng, kiểm soát và nâng cao chất lượng nông, thủy sản trong chuỗi giá trị cho các sản phẩm chủ lực và đặc thù của tỉnh. Đồng thời, liên kết chặt chẽ từ khâu sản xuất ban đầu, thu gom, sơ chế, chế biến đến cơ sở kinh doanh, thu mua, phân phối, chế biến, nâng cao uy tín trách nhiệm cá nhân với cam kết chất lượng sản phẩm làm ra, đảm bảo uy tín thương hiệu nông sản của tỉnh và truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.

Xem thêm
Nghị quyết về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Báo Nông nghiệp Việt Nam xin trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết.

Tình nguyện hiến đất làm kè chống sạt lở bờ sông

Hà Tĩnh Hơn 30 hộ dân ở huyện Hương Khê đã tình nguyện hiến hàng nghìn m2 đất làm dự án kè chống sạt lở bờ sông Ngàn Sâu, góp phần phòng chống thiên tai hiệu quả.

Nậm Tông hồi sinh giữa lòng núi rừng

Lào Cai Giữa sương mai bồng bềnh, Nậm Tông thức giấc trong ánh vàng dịu nhẹ, những mái nhà mới khoác màu đất ấm áp vẽ nên bức tranh hồi sinh kỳ diệu.