Tỉnh Hậu Giang đang nỗ lực để thực thành công hiện 'Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030' .
Hậu Giang nỗ lực thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao
Ngày 12/12/2023, tại tỉnh Hậu Giang, Bộ NN-PTNT đã chính thức phát động thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030. Với mục tiêu gia tăng giá trị, phát triển bền vững ngành lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thu nhập và đời sống của người trồng lúa, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính, góp phần thực hiện các cam kết của Việt Nam với quốc tế. Và Hậu Giang được lựa chọn là địa phương khởi đầu cho chiến lược mới, quan trọng của ngành nông nghiệp Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT LÊ MINH HOAN:( Truyền đi một thông điệp thế giới chúng ta không chỉ thay đổi ngành hàng lúa gạo mà chúng ta thay đổi đời sống nông dân của chúng ta với câu Slogan “Thị vượng khởi đầu từ người trồng lúa” )
Ngay sau lễ phát động, với sự đồng tình ủng hộ và tham gia đồng hành của bà con nông dân, HTX và doanh nghiệp. Sở NN-PTNT tỉnh Hậu Giang liên tiếp tổ chức các chương trình, kế hoạch, mô hình canh tác lúa thông minh, giảm phát thải khí nhà kính trải đều khắp các địa phương.
Hậu Giang đã lựa chọn 6 vùng trồng lúa trọng điểm của tỉnh là TP Vị Thanh, TX Long Mỹ, huyện Vị Thủy, Châu Thành A, Long Mỹ và Phụng Hiệp để tập trung củng cố các diện tích đã được đầu tư từ Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT). Xây dựng các mô hình thí điểm sản xuất lúa phát thải thấp đạt tín chỉ các bon cho những vùng lúa đạt chuẩn.
Lựa chọn được 52 HTX đủ điều kiện tham gia sản xuất theo Đề án. Phấn đấu đến năm 2025 sẽ đạt 28.000 ha vùng trồng lúa chất lượng cao, giảm phát thải.
ÔNG NGUYỄN VĂN ĐƯỜNG - Phó Giám đốc HTX Nông nghiệp Vị Thủy 1, xã Vị Thủy, huyện vị Thủy, tỉnh Hậu Giang: “. Tham gia vô đề án người dân được tập huấn về canh tác lúa thông minh, giảm phát thải…”
Ông NGÔ MINH LONG – Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hậu Giang: “Thực hiện theo quyết định của Thủ tướng về Đề án 1 triệu ha, đến nay Hậu Giang chương trình đã mang lại những mô hình thiết thực cho người nông dân”
Ngoài ra, Sở NN-PTNT tỉnh Hậu Giang phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và nhiều doanh nghiệp triển khai nhiều mô hình trồng lúa thông minh và giảm phát thải. Sau thời gian triển khai, các mô hình đạt được hiểu quả rất cao như: Giảm chi phí sản xuất, giảm sử dụng phân bón và thuốc hóa học, hạn chế ô nhiễm môi trường và làm tăng chất lượng hạt lúa nên bán được giá cao, từ đó lợi nhuận sau khi thu hoạch đạt được cao hơn so với cách sản xuất truyền thống.
Phát biểu Ông LA VĂN HÀNH - Xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang: “Thuốc hồi trước xài 5-6 lần giờ còn 3 lần, giảm chi phí nhưng năng suất cao hơn, lợi nhuận hơn…”
Phát biểu Ông NGUYỄN VĂN THÍCH – Phó Giám đốc HTX Tân Long, xã Vĩnh Tường, huyện Vị Thuỷ, tỉnh Hậu Giang: “Đây là chương trình rất hay tại mục tiêu phát triển 1 triệu ha lúa chất lượng cao đã giúp giá trị cây lúa tăng lên, gạo lúa làm ra giảm phát thải nên bán đưcọ giá….”
Vừa qua, UBND tỉnh Hậu Giang phối hợp với Báo Nông nghiệp Việt Nam và Cục Trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Hội thảo thúc đẩy liên kết chuỗi giá trị lúa gạo góp phần thực hiện Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chất chượng cao, phát thải thấp tại Hậu Giang.
Hội thảo nhằm mục đích cùng các hiệp hội, các chuyên gia, doanh nghiệp, ngành nông nghiệp các tỉnh thành vùng ĐBSCL, HTX và bà con nông dân để cùng thảo luận, nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách; từ đó giúp tỉnh Hậu Giang có định hướng chỉ đạo thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao trong vụ đông xuân 2024 - 2025 và những mùa vụ tiếp theo.
Phát biểu GS.TS NGUYỄN BẢO VỆ - Nguyên Trưởng Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ: “Có giải pháp giúp ngươi nông dân tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận thì nông dân sẽ áp dụng …”
Phát biểu Tiến sĩ TRẦN MINH HẢI - Trường Cán bộ Quản lý nông nghiệp - phát triển nông thôn II (Bộ NN&PTNT): “Trong đề án triệu ha HTX phải hiểu về công nghệ như sạ hàng, sạ cụm, phải áp dụng ngập khô xen kẻ ”
Tại hội thảo, đã diễn ra lễ ký kết hợp tác giữa Sở NN-PTNT tỉnh Hậu Giang và Agribank chi nhánh tỉnh Hậu Giang. Theo đó, Agribank Hậu Giang sẽ hỗ trợ tín dụng cho Đề án. Bên cạnh đó, Sở NN-PTNT Hậu Giang cũng ký kết hợp tác với Công ty Cổ phần chứng nhận và kiểm định Vinacontrol về cung cấp các giải pháp đảm bảo chất lượng, an toàn cho hàng hóa. Ngoài ra, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Hậu Giang ký kết hợp tác với 10 doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào, máy móc cơ giới hóa phục vụ sản xuất lúa gạo. Liên hiệp HTX lúa gạo Xà No Mekong ký hợp tác với 6 doanh nghiệp kinh doanh ngành hàng lúa gạo.
Phát biểu Ông TRẦN MINH TIẾN – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Net Zero Carbon: “Mục tiêu lớn nhất lúa đạt chất lượng, lúa giảm phát thải thì khi đó sẽ tạo ra thương hiệu lúa và sẽ bán được giá tốt hơn…”
Ông NGUYỄN THÀNH NGUYỆN - Chủ tịch Hội đồng Thành viên, Giám đốc Công ty TNHH MTV an toàn lương thực sạch Miền Tây: “Mong muốn của công ty là có vùng nguyên liệu đảm bảo chất lượng trồng theo hướng hữu cơ để thu mua xuất khẩu..”
Trong thời gian tới tỉnh Hậu Giang sẽ liên kết với các bộ, ngành, các tổ chức quốc tế, các chuyên gia từ các viện, trường và các doanh nghiệp tập trung xây dựng các vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa gạo gắn với bao tiêu sản phẩm. Thực hiện đồng bộ hạ tầng phục vụ sản xuất, xây dựng thương hiệu gạo Hậu Giang, tăng cường đào tạo, chuyển giao công nghệ cho các HTX và nông dân, đồng thời hoàn thiện các chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào xây dựng chuỗi giá trị lúa gạo trên địa bàn tỉnh.
Phát biểu Ông Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt: “Những liên kết về vật tư đàu vào, những liên kết về công nghệ, thiết bị, liên kết HTX, các doanh nghiệp sẽ rất là tốt….”
Phát biểu Ông NGÔ MINH LONG – Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hậu Giang: “Trên nền tảng VnSat Hâu Giang đã có vùng nguyên liệu liên kết bao tiêu khoảng 25.000ha, trong thời gian tới sẽ tiếp tục mời gọi thêm các doanh nghiệp để bao tiêu….”
Với thông điệp “Hậu Giang - Đồng hành cùng doanh nghiệp, HTX xây dựng vùng lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh một cách bền vững”, tỉnh Hậu Giang tự tin sẽ thực hiện thành công Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030.