| Hotline: 0983.970.780

Hậu Giang đặt mục tiêu 28.000ha lúa chất lượng cao vào năm 2025

Thứ Tư 13/12/2023 , 09:25 (GMT+7)

Hậu Giang đăng ký tham gia đến năm 2025 sẽ triển khai khoảng 28.000ha lúa chất lượng cao; đến năm 2030 sẽ tăng lên 46.000ha.

Tại Hội thảo "Thị trường lúa gạo toàn cầu và xu hướng thời gian tới" ngày 13/12, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hậu Giang nhận xét, địa phương có khá nhiều thuận lợi về điều kiện thổ nhưỡng và nguồn nước ngọt dồi dào để phát triển nông nghiệp.

"Với hệ thống sông, kênh rạch chằng chịt, chiều dài hơn 2.300km, trong đó có tuyến kênh Xà No có bề dày lịch sử hơn 120 năm, nối sông Hậu và biển Tây, đây là tuyến vận tải lúa gạo đầu tiên của miền Nam Việt Nam", ông cho biết.

Được thành lập năm 2004 trên cơ sở chia tách tỉnh Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang nằm ở vị trí trung tâm của vùng Tây Nam sông Hậu. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh 1.622,23km2; dân số 728.873 người; tỉnh có 8 đơn vị hành chính cấp huyện và 75 xã, phường, thị trấn; trung tâm của tỉnh là TP Vị Thanh.

Với vị trí nằm gần hai trục phát triển chính của vùng ĐBSCL là trục TP.HCM - Cần Thơ - Cà Mau và trục Nam sông Hậu, tiếp giáp với sông Hậu là luồng vận tải đường thủy và hàng hải chính của vùng ĐBSCL, Hậu Giang có nhiều điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội.

Tốc độ tăng trưởng GRDP có sự phát triển vượt bậc trong những năm gần đây, năm 2022 đạt 13,94% đứng thứ 4 cả nước và đứng đầu khu vực ĐBSCL; năm 2023 đạt 12,27%, tiếp tục dẫn đầu khu vực ĐBSCL và xếp thứ 2 cả nước, thu ngân sách đạt gần 7.000 tỉ đồng, thu nhập bình quân 79,61 triệu đồng/người/năm.

Góp phần vào những thành tựu chung đó, những năm qua, tỉnh Hậu Giang đã chuyển dịch cơ cấu giống lúa, chuyển dần từ nhóm chất lượng thấp như IR 50404, OM 576 (Hàm Trâu)… sang các giống lúa chất lượng cao như OM 5451, OM 18, RVT,… phù hợp với nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu.

Đồng thời, tỉnh đã xây dựng vùng lúa chất lượng cao theo mô hình cánh đồng lớn gắn với bao tiêu sản phẩm, hằng năm diện tích liên kết tiêu thụ đạt trên 25.000ha.

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Hậu Giang, địa phương có diện tích đất trồng lúa là 78.890ha, chiếm 56,2% diện tích đất nông nghiệp, hàng năm sản xuất cho ra gần 1,2 triệu tấn lúa, đóng góp trên 54% giá trị sản xuất lĩnh vực trồng trọt và là nguồn kinh tế chính của trên 100.000 hộ nông dân.

Đặc biệt, trong bối cảnh khủng hoảng lương thực, thực phẩm toàn cầu như hiện nay, vị thế và vai trò của ngành hàng lúa gạo càng trở nên quan trọng đối với nông dân Hậu Giang nói riêng và nông dân cả nước nói chung, đồng thời có ý nghĩa rất lớn đối với an ninh lương thực toàn cầu.

"Hiện nay, nhân loại đang đứng trước những diễn biến phức tạp, khó lường của biến đổi khí hậu, sự biến động của thị trường và sự thay đổi xu thế tiêu dùng toàn cầu. Điều này sẽ tác động không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp nói chung và ngành hàng lúa gạo nói riêng", ông Huyến chia sẻ.

Trình diễn công nghệ tại cánh đồng lúa tỉnh Hậu Giang trong khuôn khổ Festival. Ảnh: Tùng Đinh.

Trình diễn công nghệ tại cánh đồng lúa tỉnh Hậu Giang trong khuôn khổ Festival. Ảnh: Tùng Đinh.

Chính phủ vừa phê duyệt Đề án “Phát triển 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”, với Bộ NN-PTNT là cơ quan chủ trì thực hiện.

Là một tỉnh có thế mạnh về lúa gạo, Hậu Giang đăng ký tham gia đến năm 2025 sẽ triển khai khoảng 28.000ha lúa chất lượng cao; đến năm 2030 sẽ tăng lên 46.000ha. "Đây là một trong những hành động để thực hiện cam kết của Lãnh đạo cấp cao Việt Nam với thế giới rằng “Việt Nam là quốc gia có trách nhiệm tham gia Hệ thống lương thực, thực phẩm toàn cầu minh bạch, trách nhiệm, bền vững”, ông Huyến chia sẻ.

Theo lãnh đạo tỉnh Hậu Giang, việc tổ chức Hội thảo “Thị trường lúa gạo toàn cầu và xu hướng thời gian tới” là dịp để các bên liên quan cùng trao đổi, đánh giá, phân tích chuyên sâu về sản xuất, chế biến, xuất khẩu gạo, công khai, minh bạch nhu cầu thị trường, tiêu chuẩn chất lượng,…

Cùng với đó, là cơ hội để tỉnh Hậu Giang được lắng nghe các giải pháp phù hợp với thực tiễn địa phương. Trên cơ sở đó, tìm ra giải pháp cho ngành hàng lúa gạo phát triển xanh, sạch hơn, bền vững hơn.

Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023 là một trong những hoạt động của chuỗi sự kiện chào mừng kỷ niệm 20 năm thành lập tỉnh Hậu Giang. Nhân dịp này, ông Trần Văn Huyến gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo các Bộ ngành Trung ương, các vị khách quý quốc tế, các nhà khoa học, chuyên gia, các doanh nghiệp và các đại biểu.

Xem thêm
Tổng Bí thư: Tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần

Tổng Bí thư lưu ý, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần, kết quả đạt được vừa qua rất quan trọng nhưng mới chỉ là bước đầu.

Việt Nam cam kết chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa gạo hỗ trợ Ma Rốc

Cần Thơ Ma Rốc đang nỗ lực cải thiện sản xuất lúa gạo trong nước, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cam kết chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật cho nước bạn.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Người dâng giọt mật cho đời

Nghề làm mật mía đã nuôi sống mấy thế hệ trong gia đình lão Nhạc. Tuy nhiên, lão vẫn lo một ngày nào đó nghề cha ông sẽ bị thất truyền.

Bình luận mới nhất