| Hotline: 0983.970.780

Hình ảnh tại điểm nhận gạo miễn phí khiến con tim nghẹn lại

Thứ Bảy 18/04/2020 , 17:08 (GMT+7)

Chứng kiến những bước chân tập tễnh ôm túi gạo, người bán vé số lớn tuổi xúc động cảm ơn hành động nghĩa cử của các nhà hảo tâm... khiến khóe mắt cay cay.

 

Diễn biến khó lường của đại dịch Covid-19 khiến nhiều quốc gia phải tăng thời gian giãn cách xã hội, Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Chính phủ Việt Nam ngay lập tức công bố những chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn, đặc biệt nhóm người yếm thế, "ăn bữa nay, lo bữa mai", để "Không ai bị bỏ lại phía sau".

Tuy nhiên, chính sách đi vào cuộc sống luôn có độ trễ nhất định. 

Thấu hiểu điều này, nhiều nhà hảo tâm là các tổ chức, cá nhân đã có những sáng tạo và triển khai hỗ trợ ngay lập tức. Với tấm lòng tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, nhiều điểm phát gạo miễn phí liên tục được lập ra khắp cả nước.

Ghi nhận tại điểm phát gạo miễn phí do Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phối hợp với UBND phường Đồng Tâm (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) tổ chức ngày 18/4: 

Bà Đoàn Thị Thanh, 72 tuổi, hàng ngày bán vé số, không còn thu nhập kể từ khi cách ly xã hội để phòng dịch Covid-19, nghẹn ngào khi nhận túi gạo nghĩa tình. Clip: Trần Anh.

Những hình ảnh khiến nhiều người xúc động. Clip: Trần Anh.

Tinh thần tương thân tương ái lan tỏa nhanh chóng. Ông Vũ Văn Tuất, người bán gạo trong ngõ 41 Đại La (phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng), cho biết từ sáng đã chạy 4 chuyến, chở hết 6 tạ gạo do một nhóm khách quen góp tiền mua ủng hộ bà con khó khăn thông qua điểm phát gạo của trường Đại học Kinh tế quốc dân. Ảnh: Trần Anh.

Tinh thần tương thân tương ái lan tỏa nhanh chóng. Ông Vũ Văn Tuất, người bán gạo trong ngõ 41 Đại La (phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng), cho biết từ sáng đã chạy 4 chuyến, chở hết 6 tạ gạo do một nhóm khách quen góp tiền mua ủng hộ bà con khó khăn thông qua điểm phát gạo của trường Đại học Kinh tế quốc dân. Ảnh: Trần Anh.

Việc thiện nguyện không chỉ dành cho người lớn, các bạn nhỏ cũng tích cực tham gia. Cậu bé này đồng ý cho quay phim, chụp ảnh nhưng không nói tên khi mang hết số tiền tiết kiệm do được mừng tuổi từ tết của 2 anh em ra mua 1 tạ gạo, nhờ các cô chú trong nhà trường đóng gói rồi tự tay chuyển ra điểm phát gạo ngoài cổng trường. Clip: Trần Anh.

Theo PGS.TS Trần Văn Nam, Trưởng khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, hoạt động này là sáng kiến của Ban giám hiệu nhà trường và được các cán bộ giáo viên chung tay ủng hộ mỗi người 1 triệu đồng trích từ tiền ăn trưa, dự kiến đạt trên 1 tỷ đồng.

PGS.TS Trần Văn Nam đẩy xe gạo từ điểm đóng gói ra nơi phân phát. Clip: Trần Anh.

PGS.TS Trần Văn Nam cho biết thêm, gạo được mua với giá 120 triệu đồng/tấn. Ngoài điểm phát gạo tình nghĩa ngay tại cổng trường, số 207 Giải Phóng, Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, nhà trường sẽ tổ chức phát ở một số địa phương khác.

Dự kiến ngay trong tuần này trường sẽ ủng hộ một xã ở Hà Giang, nơi có 1 người nhiễm Covid-19 số tiền tương đương 5 tấn gạo.

Đo thân nhiệt, nhận diện khuôn mặt và nhận gạo chỉ mất chưa đầy 1 phút. Tuy nhiên lượng người đến nhận gạo tình nghĩa khá đông, lên khâu xếp hàng là chiếm thời gian nhiều nhất. Clip: Trần Anh. 

Nhiều nhà hảo tâm chung tay với sáng kiến của nhà trường, trong đó có Câu lạc bộ Golf Long Biên ủng hộ 20 tấn gạo. Các tổ chức, cá nhân khác ủng hộ thêm gần 18 tấn, tính đến trưa ngày 18/4. Ảnh: Trần Anh. 

Nhiều nhà hảo tâm chung tay với sáng kiến của nhà trường, trong đó có Câu lạc bộ Golf Long Biên ủng hộ 20 tấn gạo. Các tổ chức, cá nhân khác ủng hộ thêm gần 18 tấn, tính đến trưa ngày 18/4. Ảnh: Trần Anh. 

Nơi phát gạo được tổ chức rất khoa học, người dân đến lĩnh được bộ phận y tế đo nhiệt độ, xịt chất sát khuẩn và đảm bảo khoảng cách phòng dịch. Công nghệ nhận diện khuôn mặt được áp dụng, đảm bảo cho việc 1 người dân được nhận 1 túi 3kg gạo/tuần.

Mỗi người đến nhận gạo được phát một 'Phiếu nhận gạo nghĩa tình' có ghi đầy dủ hướng dẫn về phòng dịch cũng như quy định 1 người 1 tuần được nhận 3kg gạo. Ảnh: Trần Anh.

Mỗi người đến nhận gạo được phát một "Phiếu nhận gạo nghĩa tình" có ghi đầy dủ hướng dẫn về phòng dịch cũng như quy định 1 người 1 tuần được nhận 3kg gạo. Ảnh: Trần Anh.

 
Điểm phát gạo này sẽ hoạt động liên tục đến ngày 30/4. Thời gian: Sáng từ 9h đến 11h30, chiều từ 13h30 đến 16h. Địa chỉ: Số 207 Giải Phóng, Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Ảnh: Trần Anh.

Điểm phát gạo này sẽ hoạt động liên tục đến ngày 30/4. Thời gian: Sáng từ 9h đến 11h30, chiều từ 13h30 đến 16h. Địa chỉ: Số 207 Giải Phóng, Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Ảnh: Trần Anh.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm