Học sinh TP.HCM hân hoan chào đón năm học mới với nhiều kỳ vọng
Thứ Hai 05/09/2022 , 09:49 (GMT+7)Sáng 5/9, hơn 1,7 triệu học sinh TP.HCM đón lễ khai giảng năm học mới với niềm hân hoan, phấn khởi sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.
Mùa tựu trường năm học trước, tất cả học sinh trên địa bàn TP.HCM - nơi phải chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 đã không thể có được một lễ khai giảng như bao năm học khác, không thể dự lễ khai giảng trực tiếp mà bằng hình thức trực tuyến. Thầy cô và học trò phải cùng nhau nỗ lực vượt qua mọi khó khăn của việc dạy và học online, nhưng rồi cuối cùng, năm học 2021-2022 kết thúc với nhiều thành quả rực rỡ.
Năm học 2022-2023 năm nay, không khí ngày khai giảng tại các trường học trên địa bàn TP.HCM thật khác, từ thầy cô giáo cho đến các em học sinh đều háo hức sau 1 năm không tổ chức lễ khai giảng do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Học trò, thầy cô và nhà trường đều chuẩn bị mọi tiết mục công phu như đón học sinh đầu cấp, tổ chức các chương trình ca nhạc gắn với những thông điệp ý nghĩa trong cuộc sống... với nhiều kỳ vọng cho năm học mới.
Từ 7h sáng, Trường THPT Lê Quý Đôn (quận 3) đã rộn rã tiếng cười nói của học sinh tề tựu trong ngày khai giảng. Những em học sinh khối lớp 10, dù mới bỡ ngỡ ở môi trường mới, nhưng với sự động viên, hỗ trợ của thầy cô, anh chị khối lớp trên giúp các em hòa nhập và hứng khởi trong ngôi trường có lịch sử lâu đời nhất.
Tham dự và đánh trống lễ khai giảng năm học 2022-2023 tại Trường THPT Lê Quý Đôn có Bí thư Thành uỷ TP.HCM Nguyễn Văn Nên.
Thầy Lưu Nguyễn Bỉnh Khoa, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn (quận 3) cho biết, những thành quả rực rỡ từ năm học trước đã nhắc chúng ta một nguyên lý cuộc sống: khó khăn chính là bộ lọc công tâm nhất của cuộc đời. “Vượt qua khó khăn, thầy trò trường Lê Quý Đôn đã tận dụng hết sức mạnh của tâm huyết, trí tuệ và công nghệ để duy trì toàn bộ hoạt động đổi mới, sáng tạo trong dạy và học. Vượt qua khó khăn, trường ta đã đoàn kết đồng lòng, tương trợ sẻ chia, phát huy nội lực, khẳng định chất lượng giáo dục với kết quả thi tốt nghiệp THPT top đầu Thành phố, giữ vững uy tín học hiệu, tạo được sức hút tuyển sinh khi điểm tuyển cũng ở top đầu Thành phố”, thầy Khoa chia sẻ.
Em Nguyễn Thái, học sinh lớp 10A2 trường THPT Lê Quý Đôn cho biết, em và các bạn cùng lớp đã rất háo hức, có mặt từ sớm để chuẩn bị cho buổi lễ khai giảng năm nay. "Năm ngoái là năm cuối cấp của bậc THCS, do đại dịch Covid-19 chúng em không thể có được buổi lễ tổng kết năm học. Đến năm nay, khi được ở trong một môi trường hoàn toàn mới, được đứng tại đây để cùng các thầy cô và các bạn trong buổi lễ khai giảng, đánh dấu một năm học mới, chúng em rất vui và biết ơn thầy cô đã chuẩn bị đón tiếp học sinh lớp 10 chúng em rất chu đáo. Hy vọng từ nay sẽ không còn dịch Covid-19 để mỗi học sinh chúng em năm nào cũng có ngày khai giảng", Nguyễn Thái chia sẻ.
Trường THPT Lê Quý Đôn là ngôi trường có lịch sử lâu đời nhất miền Nam (148 năm tuổi). Tại đây, học sinh được thụ hưởng mô hình giáo dục tiên tiến, hội nhập quốc tế với rất nhiều hoạt động trải nghiệm thực tế, ngoại khóa, dự án, nghiên cứu khoa học, câu lạc bộ, kỹ năng sống... Các em không chỉ “học để biết”, mà còn “học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình”.
Trong ngày khai giảng, Thầy Lưu Nguyễn Bỉnh Khoa gửi gắm và kỳ vọng các em học sinh phải biết nhận diện thử thách, khát khao chinh phục, chủ động dấn thân để hoàn thiện mình hơn mỗi ngày; và đặc biệt, cần phải biết khiêm nhường, thấu hiểu, yêu thương để trở thành người chân thành, tử tế.
Năm học 2022-2023 dự kiến toàn TP.HCM tăng 21.825 học sinh. Trong đó, mầm non tăng 6.587 học sinh, tiểu học giảm 11.181 học sinh, THCS giảm 13.661 học sinh và THPT tăng 12.761 học sinh. Số học sinh tăng tập trung tại TP Thủ Đức và một số quận, huyện như quận 12, quận Bình Tân, huyện Bình Chánh, huyện Hóc Môn.
Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết, dự kiến đến tháng 9 Thành phố sẽ đưa vào sử dụng 35 dự án với 575 phòng học. Trong đó, cấp mầm non 210 phòng học, cấp tiểu học 218 phòng học, cấp THCS 147 phòng học.
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết, năm học mới ngành giáo dục Thành phố chủ động tích cực thực hiện chuyển sang trạng thái bình thường mới theo phương châm “đoàn kết kỷ cương, chủ động - sáng tạo, kiên trì mục tiêu chất lượng giáo dục". Ở năm học này, ngành giáo dục Thành phố đặt ra 14 mục tiêu phải hoàn thành. Trong đó, tăng cường chuyển đổi số, đẩy mạnh cải cách hành chính và ứng dụng CNTT trong giáo dục đào tạo và tăng cường và mở rộng hợp tác với các đối tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục đào tạo.
Phân Bón Cà Mau lần thứ 6 liên tiếp nhận giải thưởng Thương hiệu Quốc gia
Ngày 4/11 tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (Phân Bón Cà Mau, Hose: DCM) tự hào nhận vinh danh 'Thương hiệu Quốc gia năm 2024'.
Xuất hiện vết nứt trên núi Phú Gia, di dời khẩn cấp hàng chục hộ dân
THỪA THIÊN - HUẾ Trên núi Phú Gia xuất hiện vết nứt dài khoảng 50m, đã có 1 điểm lở xuống phía dưới, độ cao khoảng 20m có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản người dân.
Thành phố Cà Mau điều chỉnh và sáp nhập 4 phường
CÀ MAU Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, thành phố Cà Mau sẽ có 16 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 9 phường và 7 xã.
Agribank tiếp sức cho nông dân làm nông nghiệp hữu cơ
Từ nguồn vốn vay của Agribank Chi nhánh huyện Triệu Phong, gia đình anh Bùi Quang Huyên tại xã Triệu Thượng đã xây dựng thành công mô hình nông nghiệp hữu cơ.
Sông Gianh lần thứ 3 liên tiếp đạt giải thưởng Thương hiệu Quốc gia
Quảng Bình Sản phẩm Phân bón hữu cơ vi sinh vinh dự được vinh danh lần thứ 3 liên tiếp với Thương hiệu Quốc gia…
Quảng Ngãi: Một ngư dân rơi xuống biển mất tích
Phát hiện 1 ngư dân trên tàu rơi xuống biển, các thuyền viên đã báo cho lực lượng chức năng hỗ trợ nhưng do thời tiết xấu, việc tìm kiếm gặp nhiều khó khăn.