Hội nghị thường niên Ban điều phối ca cao Việt Nam |
* Việt Nam sẽ đăng cai hội nghị lần 21 ca cao ASEAN năm 2018
Tham gia hội nghị có đại diện của Trung tâm Khuyến Nông Quốc gia, Cục trồng trọt, Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyện, Sở NN-PTNT các tỉnh có trồng ca cao và các DN thu mua ca cao.
Theo VCC, diện tích ca cao Việt Nam hiện đạt 11.559 ha, tập trung chủ yếu tại 3 vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và ĐBSCL; trong đó những tỉnh có diện tích ca cao đứng đầu là Đắk Lắk với 2.052 ha; Tiền Giang 1.337 ha; Vĩnh Long 1.419 ha. Diện tích ca cao đang cho thu hoạch chiếm khoảng 70% và diện tích trồng xen chiếm khoảng trên 90%. Vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ chủ yếu trồng xen cây điều, còn tại ĐBSCL trồng xen dừa và cây ăn quả.
Tham quan các mô hình trồng và chế biến ca cao |
Từ năm 2013 đến nay diện tích ca cao liên tục giảm, so với năm 2012 (diện tích ca cao đạt cao nhất) đã giảm tới 56%, nguyên nhân do giá ca cao biến động xuống thấp, hiện đang ở mức 4.500 -5.000 đ/kg, trong khi giá của một số cây trồng cạnh tranh trực tiếp như bưởi da xanh, dừa, tiêu…lại tăng cao gấp nhiều lần. Do vậy, một số vùng nông dân đã tự đốn bỏ cây ca cao để chuyển sang cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn.
Trong năm 2018, Việt Nam sẽ đăng cai hội nghị lần 21 ca cao ASEAN, do vậy VCC sẽ tập trung vào công tác thống kê chính xác lại diện tích ca cao, xây dựng các mô hình để các đoàn khách quốc tế sẽ tham quan, trao đổi kinh nghiệm. Hơn nữa, thông qua đó sản phẩm ca cao Việt nam cũng có dịp quảng bá về vùng trồng cững như chất lượng ra khu vực và thế giới. Đồng thời, năm tới VCC sẽ tiếp tục nghiên cứu chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ các địa phương phát triển ca cao theo hướng chất lượng, trên cơ sở thâm canh tăng năng suất, hiệu quả kinh tế và thu nhập cho nông dân. Đồng thời, phát triển ngành hàng ca cao theo chuỗi, từ sản xuất, chế biến, đến tiêu thụ...
Tham quan các mô hình trồng và chế biến ca cao |