| Hotline: 0983.970.780

Hơn 1 tỉ đồng hỗ trợ từ cơn bão số 12 vẫn chưa thấy đâu

Thứ Ba 18/09/2018 , 10:05 (GMT+7)

UBND xã An Chấn, huyện Tuy An (Phú Yên) công khai danh sách và số tiền hỗ trợ sau bão số 12 (bão xảy ra từ tháng 11/2017) ở lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, nhiều hộ dân đã gửi đơn yêu cầu làm rõ một số trường hợp không thiệt hại nhưng vẫn được hỗ trợ.

Sau đó, UBND huyện Tuy An đã chỉ đạo xã An Chấn dừng hỗ trợ để xác minh, làm rõ. Theo Quyết định của UBND huyện Tuy An về việc bổ sung dự toán ngân sách năm 2018 hỗ trợ người dân khôi phục SX vùng thiệt hại do cơn bão số 12, tổng số tiền hỗ trợ đợt 1 cho xã An Chấn là hơn 1,5 tỉ đồng, trong đó hỗ trợ nuôi trồng thủy sản hơn 1,1 tỉ đồng. Có 50 hộ dân được nhận tiền hỗ trợ gồm các hộ nuôi tôm hùm, cá bớp và ốc hương tại biển Hòn Chùa.

11-00-08_1
Chủ tịch UBND huyện Tuy An Bùi Văn Thành kiểm tra việc di dời lồng bè tránh bão số 12, khu vực nuôi tôm hùm xã An Chấn (huyện Tuy An)

Ông Cao Chim ở thôn Mỹ Quang Bắc, xã An Chấn cho biết: "Năm 2017, gia đình tôi nuôi tôm hùm ở khu vực biển Hòa Chùa với khoảng 6.000 con. Bão số 12 đã làm hư hỏng, cuốn trôi toàn bộ số lồng và tôm nuôi ra biển, thiệt hại 2,4 tỉ đồng. Sau khi bão tan, theo danh sách dán công khai, nhà tôi được hỗ trợ đợt 1 là hơn 50,7 triệu. Tuy nhiên, có một số trường hợp thiệt hại ít lại được hỗ trợ rất cao, có hộ tới 420 triệu đồng".

Gia đình bà Nguyễn Thị Thảo ở thôn Mỹ Quang Bắc, xã An Chấn cũng bị thiệt hại lớn sau bão số 12. Riêng tôm hùm nuôi bão cuốn trôi ra biển khoảng 6.500 con, thiệt hại hơn 2,6 tỉ đồng, được xét hỗ trợ 75 triệu đồng. Bà Thảo không đồng ý với cách xét hỗ trợ mà cho rằng, đánh giá thiệt hại của tôm, cá, ốc đồng đều là không đúng.

Bởi giá trị của tôm hùm là cao hơn và tính bằng số lồng, số con. Trong khi đó ốc tính bằng hecta và chỉ ước lượng về số con. Mặt khác, nhiều hộ dân không trung thực khai báo thiệt hại. Cán bộ thôn thì xác nhận chứ không kiểm tra, dẫn đến việc có hộ thiệt hại ít, thậm chí không thiệt hại vẫn nhận được hỗ trợ.

Mặc dù tiền đã được phân bổ nhưng đến nay UBND xã An Chấn mới chi hỗ trợ đối với các khoản bị thiệt hại về nhà cửa, hoa màu, cây trồng, gia súc gia cầm… Riêng hỗ trợ nuôi trồng thủy sản thì chưa triển khai vì phát sinh khiếu nại.

11-00-08_4
Cây cối ngã đổ ngổn ngang sau bão

Ông Thái Thanh Hải, Phó Chủ tịch UBND xã An Chấn cho biết: Quy trình xét hỗ trợ cho người dân rất chặt chẽ. Sau bão số 12, xã đã cử cán bộ xuống nắm tình hình và yêu cầu bà con tự thống kê thiệt hại. Trước khi đưa danh sách lên huyện, UBND xã thành lập hội đồng thẩm định, đánh giá lần cuối. Tuy nhiên cái khó nhất là trước khi bão xảy ra không có hộ nuôi nào khai báo số lượng. Sau bão các hộ này lại tự thống kê thiệt hại nên không có cơ sở để đối chiếu.

Liên quan đến vấn đề này, ông Phạm Ngọc Thanh, Phó Chủ tịch UBND huyện Tuy An khẳng định: UBND huyện sẽ chỉ đạo các địa phương không chi trả hỗ trợ người dân sau bão số 12 nếu không xác định rõ thiệt hại. Riêng phản ánh của người dân ở xã An Chấn, huyện đã chỉ đạo dừng chi trả. Sắp tới xác minh lại thật cụ thể, đối thoại giữa các hộ dân, từ đó sẽ có cơ sở để xác định thiệt hại chính xác. Nếu chi sai sẽ thu hồi tiền hỗ trợ để trả lại cho Nhà nước.

11-00-08_2
Bão số 12 gây nhiều thiệt hại cho huyện Tuy An

 

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Mavin nhận Bằng khen của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

Tập đoàn Mavin vừa vinh dự nhận Bằng khen của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam về thành tích xuất sắc trong công tác giai đoạn 2022-2023.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm