| Hotline: 0983.970.780

Hợp tác Việt Nam - Mông Cổ: Đảm bảo thực chất, hiệu quả, nắm bắt các cơ hội mới

Thứ Sáu 16/09/2022 , 08:53 (GMT+7)

Hợp tác Việt Nam - Mông Cổ ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả và sẽ tiếp tục được mở rộng trên nhiều lĩnh vực trong thời gian tới.

mong co 2

Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Mông Cổ về hợp tác kinh tế, thương mại và khoa học kỹ thuật họp lần thứ 18. Ảnh: Anh Tuấn.

Trong 2 ngày 14-15/9, Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Mông Cổ về hợp tác kinh tế, thương mại và khoa học kỹ thuật đã tổ chức họp lần thứ 18 tại thủ đô Ulan Bato (Mông Cổ).

Dẫn đầu đoàn công tác liên bộ của Việt Nam, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan khẳng định: “Việt Nam luôn coi trọng tình hữu nghị lâu đời với Mông Cổ. Việt Nam luôn ghi nhớ những tình cảm, sự ủng hộ và giúp đỡ quý báu mà nhân dân Mông Cổ đã dành cho Việt Nam trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập và thống nhất đất nước”.

Về phía Mông Cổ, Bộ trưởng Bộ Lao động và Bảo trợ Xã hội Sarangerel Davaajantsan cũng đánh giá cao quan hệ hợp tác Việt Nam - Mông Cổ và hi vọng sự hợp tác và hỗ trợ của Việt Nam về kinh nghiệm phát triển kinh tế, hợp tác mở rộng quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Mông Cổ dựa trên lợi thế của hai nước.

Tại cuộc họp lần này, Việt Nam và Mông Cổ nhất quán coi trọng và mong muốn tiếp tục củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa hai nước trên các lĩnh vực phù hợp với khả năng và nhu cầu của hai bên, đáp ứng lợi ích và nguyện vọng của nhân dân mỗi nước, góp phần vào việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và thế giới. 

Cơ chế Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Mông Cổ được thiết lập tháng 12/1979 và nâng lên cấp Bộ trưởng từ năm 2012 là cơ chế quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển quan hệ hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả. Tuy nhiên, trong lĩnh vực hợp tác kinh tế, đặc biệt là thương mại và đầu tư vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển giữa hai nước.

Trong thời gian gần đây, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Mông Cổ đã tăng gần gấp đôi từ 41,4 triệu USD năm 2017 lên 80,1 triệu USD năm 2021. Đặc biệt, kim ngạch thương mại hai chiều năm 2021 đã đạt mức tăng trưởng 37,7% so với năm 2020...

Tuy đạt mức tăng trưởng cao, nhưng quy mô thương mại còn khiêm tốn so với tiềm năng và nhu cầu thực tế của hai nước. Việt Nam và Mông Cổ còn rất nhiều cơ hội, tiềm năng để thúc đẩy lợi thế của mỗi nước trong quan hệ kinh tế, thương mại. Cụ thể, Việt Nam là thị trường tiềm năng với gần 100 triệu dân, có mức tăng trưởng kinh tế ổn định 6 - 7%/năm, là một nền kinh tế năng động, cửa ngõ thị trường Đông Nam Á với 650 triệu dân. Trong khi đó Mông Cổ cũng là cửa ngõ quan trọng kết nối khu vực Đông Á với Trung Á, Tây Á và châu Âu. Lịch sử đã chứng minh cho vai trò quan trọng của Mông Cổ trong việc thúc đẩy phát triển Con đường tơ lụa, làm nền tảng cho hợp tác kinh tế Đông - Tây.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nêu rõ, Việt Nam mong muốn làm bạn với tất các các quốc gia trên toàn cầu, đã tham gia 15 Hiệp định thương mại tự do và đang tiếp tục đàm phán tham gia thêm 2 Hiệp định thương mại tự do khác. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, diễn biến địa chính trị phức tạp, đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, việc phát huy lợi thế so sánh, tận dụng cơ hội của toàn cầu hóa đóng vai trò ngày càng quan trọng cho sự phát triển của mỗi quốc gia, đóng góp vào sự ổn định và thịnh vượng toàn cầu.

z3724220105366_4deb02fb2bf9cbf503262ab2983cebd5

Hợp tác Việt Nam - Mông Cổ ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả. Ảnh: Anh Tuấn.

Tại kỳ họp lần này hai bên đã thống nhất một số lĩnh vực hợp tác để thúc đẩy triển khai trong thời gian tới, bao gồm: Tiếp tục làm sâu sắc hơn nữa quan hệ, hợp tác song phương hướng tới kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao năm 2024. Thúc đẩy mở rộng hợp tác cùng có lợi trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, nâng kim ngạch thương mại song phương trong thời gian tới. Sớm ký kết Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư, tạo kênh thông tin trao đổi về môi trường đầu tư giữa hai bên.

Tăng cường kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp hai bên thúc đẩy thương mại và đầu tư, mở rộng hợp tác trong lĩnh vực đường sắt và đường bộ. Tìm giải pháp khả thi, giải quyết khó khăn, thách thức trong vận tải logistics giữa hai nước. Thúc đẩy các chuyến bay trực tiếp giữa Việt Nam và Mông Cổ. Sớm đàm phán và ký kết ghi nhớ về hợp tác du lịch. Mông Cổ ưu tiên sớm đưa công dân Việt Nam vào danh sách ưu tiên cấp Visa điện tử trong thời gian tới và tạo điều kiện hơn nữa cho lao động Việt Nam tại Mông Cổ.

Việt Nam và Mông Cổ cũng thống nhất triển khai các nội dung hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp như: Tăng cường hợp tác giữa các cơ quan kiểm dịch, thú y hai nước để thống nhất về thủ tục kiểm tra an toàn thực phẩm, kiểm dịch động thực vật theo các thỏa thuận quốc tế. Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực khoa học, công nghệ nông nghiệp.

Xem thêm
Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cơn mưa bất chợt 'giải nhiệt' ở Bình Dương

Sau nhiều ngày nắng nóng liên tục, cơn mưa bất chợt xuất hiện đã làm dịu đi cái nóng gay gắt cho người dân ở Bình Dương.

Khát vọng Huổi Khon

13 năm trước, bản vùng cao này là một điểm nóng về trật tự xã hội, nhưng giờ thay da đổi thịt như một lời hứa nguyện theo Đảng, theo chính quyền của bà con.