| Hotline: 0983.970.780

JICA xây dựng cống ngăn mặn giữ ngọt sông Lam

Thứ Ba 18/06/2013 , 10:24 (GMT+7)

JICA đã tài trợ cho rất nhiều dự án thủy lợi ở VN nói chung và Nghệ An nói riêng, đáng kể nhất là dự án “Khôi phục, nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An” với kinh phí hơn 5.700 tỷ đồng.

“Nghệ An đang là tỉnh nghèo, cần nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. JICA là một tổ chức lớn mạnh, có đủ khả năng tài trợ cho những dự án lớn, UBND tỉnh, Sở NN-PTNT Nghệ An mong muốn JICA hỗ trợ đầu tư dự án cống ngăn mặn giữ ngọt trên sông Lam bằng nguồn ODA của Chính phủ Nhật Bản nhằm xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân...”, ông Nguyễn Xuân Đường, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An chia sẻ.

Nhờ làm tốt công tác kêu gọi đầu tư, tỉnh Nghệ An đã huy động được hơn 9.500 tỷ đồng. Từ nguồn vốn này, toàn tỉnh đã tập trung nâng cấp, tu sửa hơn 150 công trình thủy lợi lớn như: Dự án Hệ thống thủy nông Bắc, từ nguồn vốn vay ADB; Dự án khôi phục hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An do JICA tài trợ, nâng cấp hồ chứa nước Vực Mấu bằng vốn vay WB...


Đoàn cán bộ JICA kiểm tra cống tiêu úng Diễn Thành (Nghệ An)

JICA đã tài trợ cho rất nhiều dự án thủy lợi ở VN nói chung và Nghệ An nói riêng, đáng kể nhất là dự án “Khôi phục, nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An” với kinh phí hơn 5.700 tỷ đồng. Tổ chức này sẽ tiếp tục chung tay trong thời gian tới với dự án “Cống ngăn mặn giữ ngọt trên sông Lam”, tổng mức đầu tư dự kiến không dưới 2.500 tỷ đồng.

Sông Cả là hệ thống sông lớn nằm trong khu vực Bắc Trung bộ, diện tích lưu vực sông tính từ thượng nguồn đến cửa sông là 27.200 km2. Phần lưu vực của Nghệ An 13.860,79 km2, Hà Tĩnh 3.428 km2 còn Thanh Hóa chỉ 441,21 km2. Hạ du sông Cả đoạn từ Nam Đàn đến Cửa Hội gọi là sông Lam.

Do biến đổi khí hậu và chịu sự ảnh hưởng của các trạm thủy điện xây dựng phía thượng nguồn như thủy điện Bản Vẽ, Khe Bố... nên mực nước sông Cả vào mùa khô thường xuống rất thấp, đặc biệt từ năm 2009 - 2010. Mực nước đo tại cống Nam Đàn tháng 4/2010 là 0,18 m (thiết kế 1,15 m); Bara Đô Lương đo tháng 3/2010 là 9,72 m (9,95 m), có lúc nhiều trạm bơm phải dừng hoạt động do thiếu nước, toàn bộ sông Cấm huyện Nghi Lộc bị xâm nhập mặn không thể sử dụng.

Vùng Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, TP Vinh bị ảnh hưởng lớn, hậu quả rất nặng nề: 23.000 ha lúa HT bị hạn nặng, 6.000 ha diện tích thiếu nước để gieo cấy, 8.000 ha ngô bị chết, vụ mùa bị đẩy lùi khiến năng suất giảm và có nguy cơ gặp lũ.

Nhu cầu dùng nước tăng cao, đặc biệt là cấp nước cho phát triển kinh tế xã hội, công nghiệp, dân sinh, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng nên tình hình sẽ xấu hơn nữa trong thời gian tới. Để giải quyết vấn đề trên, tỉnh Nghệ An đã tích cực huy động tài trợ, kêu gọi các nhà đầu tư. Sau khi xem xét, Đoàn công tác của cơ quan quốc tế Nhật Bản tại VN (JICA) đã đồng ý tài trợ Dự án xây dựng cống ngăn mặn giữ ngọt trên sông Lam.

Dự án hoàn thành sẽ giải quyết được nhiều bài toán hóc búa tồn tài bấy lâu nay, hạn chế nước biển dâng, kiểm soát mặc, chủ động thích ứng biến đổi khí hậu, tạo nguồn nước ngọt đảm bảo, cung cấp đầy đủ nước tưới, ổn định hệ động thực vật... Góp phần phát triển KT-XH cũng như thuận tiện giao thông đi lại giữa 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.

Việc xây dựng cống ngăn mặn giữ ngọt trên sông Lam là phù hợp với ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 190/TB-VPCP ngày 12/7/2010 và Thông báo số 4967/TB-BNN-VP của Bộ NN-PTNT. Tổng mức đầu tư dự kiến 2.500 tỷ đồng, đảm bảo giao thông đường thủy thuận lợi với tàu trọng tải 500 tấn...

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị: Điều tra, xử lý nghiêm hành vi gây cháy rừng

Ngày 28/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị đã có buổi làm việc với tỉnh Hà Giang về tình hình sản xuất nông nghiệp và công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Ùn tắc bến phà ra đảo Cát Bà dịp 30/4 và 1/5

HẢI PHÒNG Ngày 28/4, hàng nghìn người đã ùn ùn đổ về bến phà Đồng Bài để ra đảo Cát Bà khiến giao thông tắc nghẽn.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm