| Hotline: 0983.970.780

Khai thác, chế biến mủ cao su vượt kế hoạch

Thứ Ba 19/01/2021 , 17:13 (GMT+7)

Năm 2020 Công ty TNHH MTV cao su Hà Tĩnh khai thác được 1.604 tấn mủ (đạt 100,3% KH); sản lượng chế biến hơn 2.100 tấn, vượt 5,8% KH.

Năm 2020 Công ty cao su Hà Tĩnh đã hoàn thành tốt kế hoạch Tập đoàn CNCSVN giao. Ảnh: Thanh Nga.

Năm 2020 Công ty cao su Hà Tĩnh đã hoàn thành tốt kế hoạch Tập đoàn CNCSVN giao. Ảnh: Thanh Nga.

Tại Hội nghị người lao động năm 2021, tổng kết công tác sản xuất kinh doanh năm 2020, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2021, ông Nguyễn Khánh Toàn, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV cao su Hà Tĩnh cho biết, thị trường mủ cao su chủ yếu dựa vào xuất khẩu nhưng ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã khiến giá mủ từ quý 1 đến quý 3 năm 2020 xuống mức thấp kỷ lục trong vòng 11 năm trở lại đây. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và thu nhập người lao động.

Thực hiện nhiệm vụ trong bối cảnh khó khăn chồng chất nhưng nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp tăng năng suất vườn cây giai đoạn đầu năm; khoán sản sượng cho các đơn vị, quy định số cây cao cho từng đối tượng người lao động, điều chuyển công nhân hợp lý giữa các đơn vị thừa cây cạo và đơn vị thiếu lao động. Đồng thời, phân chia lại phần cạo, vùng cạo và tăng số lượng cây cạo lên từ 500 – 700 cây/công nhân so với năm 2019… đã góp phần tăng sản lượng mủ, thu nhập cho người lao động.

Theo ông Nguyễn Khánh Toàn, Tổng giám đốc Công ty cao su Hà Tĩnh, mặc dù năng suất mủ khiêm tốn nhưng năm vừa qua đơn vị vẫn kinh doanh có lãi. Ảnh: Thanh Nga

Theo ông Nguyễn Khánh Toàn, Tổng giám đốc Công ty cao su Hà Tĩnh, mặc dù năng suất mủ khiêm tốn nhưng năm vừa qua đơn vị vẫn kinh doanh có lãi. Ảnh: Thanh Nga

Tính đến cuối năm 2020, diện tích cao su đưa vào khai thác là gần 2.000 ha; sản lượng mủ khai thác đạt 1.604 tấn/1.600 tấn; sản lượng chế biến là 2.117 tấn/2.000 tấn (đạt 105,8% KH). Tổng doanh thu của đơn vị đạt hơn 57,7 tỷ đồng; nộp ngân sách 2,6 tỷ đồng; đóng nộp BHXH, BHYT, thất nghiệp cho người lao động hơn 8,9 tỷ đồng…

Đối với công tác chăm sóc diện tích kiến thiết cơ bản (hơn 1.300 ha), theo ông Toàn, những vườn cây lớn tuổi nhưng chi phí đầu tư giảm, công ty chủ động rà soát, đánh giá tốc độ phát triển của vườn cây để điều chỉnh đầu tư hợp lý nhưng vẫn đảm bảo đúng quy trình.

Còn vườn cao su nhỏ tuổi, do suất đầu tư cho một chu kỳ thấp nên sau khi trồng công ty triển khai chăm sóc kịp thời để không bị thực bì lấn át, đồng thời, thực hiện tốt việc tỉa cành, tạo tán; phòng chống dịch bệnh…

Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn CNCSVN Lê Thanh Tú đánh giá cao nỗ lực vượt khó của Công ty cao su Hà Tĩnh. Ảnh: Thanh Nga.

Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn CNCSVN Lê Thanh Tú đánh giá cao nỗ lực vượt khó của Công ty cao su Hà Tĩnh. Ảnh: Thanh Nga.

Nhiệm vụ khai hoang, trồng tái canh, trong năm 2020 Công ty cao su Hà Tĩnh trồng tái canh được hơn 84 ha, đạt 100% kế hoạch đề ra. Các nhiệm vụ khác như sản xuất lâm nghiệp, đầu tư xây dựng cơ bản  đều được đơn vị thực hiện đúng theo tinh thần chỉ đạo Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam giao.

Ông Lê Thanh Tú, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam (CNCSVN) khẳng định, chưa có năm nào ngành sản xuất, chế biến mủ cao su đối mặt với nhiều khó khăn như năm 2020 và khó khăn này dự báo còn kéo dài vào năm 2021, 2022.

Vì vậy, các đơn vị thành viên của Tập đoàn nói chung, Công ty cao su Hà Tĩnh nói riêng phải tìm giải pháp tái cấu trúc để vượt qua những khó khăn này.

Ghi nhận đóng góp của Công ty cao su Hà Tĩnh, Tập đoàn CNCSVN trao bằng khen cho tập thể đơn vị. Ảnh: Thanh Nga.

Ghi nhận đóng góp của Công ty cao su Hà Tĩnh, Tập đoàn CNCSVN trao bằng khen cho tập thể đơn vị. Ảnh: Thanh Nga.

Các tập thể thuộc Công ty cao su Hà Tĩnh đón nhận bằng khen của Tập đoàn CNCSVN. Ảnh: Thanh Nga.

Các tập thể thuộc Công ty cao su Hà Tĩnh đón nhận bằng khen của Tập đoàn CNCSVN. Ảnh: Thanh Nga.

Tại hội nghị, Tập đoàn CNCSVN, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã trao tặng bằng khen cho tập thể Công ty cao su Hà Tĩnh. Tập đoàn CNCSVN trao bằng khen cho 6 tập thể, 18 cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong sản xuất kinh doanh và công tác chuyên môn năm 2020. Ngoài ra, Liên đoàn Lao động tỉnh Hà Tĩnh, Công đoàn CSVN cũng trao tặng giấy khen cho một số tập thể trực thuộc đơn vị.

Công đoàn CSVN trao quà tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: Thanh Nga.

Công đoàn CSVN trao quà tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: Thanh Nga.

Để góp phần khích lệ, động viên người lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vui xuân đón tết, Công đoàn CSVN cũng đã trao tặng 75 suất quà (mỗi suất trị giá 1 triệu đồng) cho người lao động Công ty cao su Hà Tĩnh .   

Năm 2021 công ty cao su Hà Tĩnh phấn đấu đưa diện tích khai thác lên gần 2.300 ha; sản lượng mủ sản xuất 2.000 tấn; sản lượng mủ chế biến 2.633 tấn; tổng doanh thu hơn 75 tỷ đồng. Ngoài ưu tiên nguồn lực cho phát triển ngành nghề chính là sản xuất kinh doanh cao su, công ty cao su Hà Tĩnh sẽ tái cơ cấu theo hướng kết hợp kinh doanh gỗ rừng trồng, chăn nuôi lợn, trồng cây lâm nghiệp khác để phát huy tối đa hiệu quả sử dụng đất.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm