| Hotline: 0983.970.780

Khánh Hòa họp khẩn ứng phó bão Con Voi

Thứ Sáu 03/11/2017 , 10:11 (GMT+7)

Sáng 3/11, UBND tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức họp khẩn nhằm ứng phó cơn bão Con Voi. Tham gia cuộc họp có Thiếu tướng Trương Đức Nghĩa,Văn phòng Ủy ban quốc gia Ban Chỉ đạo Trung ương TKCN.

Ông Lê Đức Vinh,Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, theo dự báo cơn bão số 12 sẽ đổ bộ vào Nam Trung bộ, trong có tỉnh Khánh Hòa. Mặc dù hiện nay thời tiết trên địa bàn không có mưa, nhưng khả năng chiều nay sẽ có mưa to. Đến ngày 4/11 bão sẽ đổ bộ vào. Vì vậy sáng nay (3/11) chúng ta họp khẩn để có biện pháp ứng phó triển khai cho các địa phương.

UBND tỉnh Khánh Hòa họp khẩn ứng phó bão Con Voi

Phát biểu tại cuộc họp, Thiếu tướng Trương Đức Nghĩa,Văn phòng Ủy ban quốc gia Ban Chỉ đạo Trung ương TKCN cho rằng, chúng ta đứng trước thiên tai cực kỳ nguy hiểm. Vì vậy công tác ứng phó cơn bão số 12 chúng ta phải thực hiện mạnh mẽ và quyết liệt. Trong đó, lãnh đạo phải là người đầu tiên nhận thức được mức độ thiên tai. Vì vậy, sau cuộc họp này, đề nghị các lãnh đạo phải xuống các địa phương trực tiếp chỉ đạo ứng phó.

Bên cạnh đó để đối phó cơn bão chúng ta phải phát huy vai trò các lực lượng, như bộ đội, công an, lực lượng xung kích, vũ trang... sẵn sàng tham gia ứng phó và phòng chống bão. Hiện nay, riêng cơn bão này, Bộ Quốc phòng đã đôn đốc 3 công điện yêu cầu các lực lượng sẵn sàng ứng phó.

Thiếu tướng Trương Đức Nghĩa yêu cầu tỉnh Khánh Hòa trước khi bão đổ bộ cần rà soát sơ tán dân, lồng bè từ trên biển, ven biển, ven sông rồi đến vùng trung du. Chú ý đến việc neo đậu tàu thuyền, kể cả tàu du lịch phải đảm bảo an toàn, tránh va đập.

Bên cạnh đó tỉnh phải đẩy mạnh truyền thông từ các phương tiện đài truyền hình, loa phát thanh để người dân nắm tình hình cơn bão. Ngoài ra, duy trì trực lãnh đạo và phân công nhiệm vụ cụ thể, kết nối hệ thống thông tin liện lạc. Thời gian rất gấp, chúng ta phải triển khai ngay và sớm hoàn thành trong sáng 3/11.

Theo BCĐ PCTT-TKCN, để ứng phó cơn bão số 12, BCH Bộ đội Biên phòng phối hợp các địa phương thực hiện cấm các tàu đánh bắt thủy sản, các tàu du lịch và các phương tiện đường thủy khác không được ra khơi kể từ 18 giờ ngày 2/11. Đối với các ngư dân, các hộ đang nuôi trồng thủy sản trên các lồng bè, bè biển phải trở vào bờ trước 16 giờ ngày 3/11.

Hiện Sở GĐ-ĐT cho học sinh nghỉ học từ 12 giờ ngày 3/11 đến hết 5/11 và có kế hoạch bố trí học bù vào thời gian thích hợp. Các tàu cá hoạt động trên các vùng biển đã nắm được thông tin cơn bão số 12  và có kế hoạch chủ động phòng tránh.

Để đảm bảo an toàn hồ chứa và hạn chế ngập lụt vùng hạ lưu, BCH PCTT-TKCN tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị quản lý hồ chứa (đạt dung tích trung bình 60-80%) khẩn trương điều tiết xả nước sớm để hạ thấp mực nước hồ.

Cụ thể, hồ Suối Dầu xả 27 m3/s; Hoa Sơn 9 m3/s; hồ Đá Bàn 118 m3/s. BCH Bộ đội biên phòng đang phối hợp với lực lượng của các địa phương tổ chức sơ tán người dân trên các lồng bè vào bờ tránh trú bão. Trong đó, huyện Vạn Ninh 1.097 lồng bè/3.290 người; Ninh Hòa 88 lồng bè/260 người; Nha Trang 270 lồng bè/810 người; Cam Ranh 622 lồng bè/1.860 người...

Hiện nay các sở lưu trú ở ven biển đảo như Vinpearl land, Khu nghỉ Six Senses Ninh Vân Bay, Hòn Ông Resort... có 4.327 đã nắm thông tin về tình hình số 12 và có biện pháp đảm bảo an toàn cho các du khách.

Khánh Hòa khẩn trương neo đậu tàu thuyền cẩn thận trước khi bão vào

Ông Lê Tấn Bản, GĐ Sở NN-PTNT Khánh Hòa cho biết thêm, theo rà soát các địa phương tổng số người dân cần phải sơ tán khi bão đổ bộ vào là 133.535 người, rong đó sơ tán tại chỗ 34.818 người. Về diện tích lúa hơn 7.000 ha, tập trung tại Vạn Ninh, Ninh Hòa, Cam Lâm và Khánh Vĩnh, người dân đã khẩn trương thu hoạch hạn chế thiệt hại do mưa lũ gây ra.

Công tác chuẩn bị lực lượng, phương tiện ứng phó bão, trong đó quân sự 800 đồng chí, dân quân 1.610 đồng chí, 25 ca nô và 15 ô tô. Còn lực lượng Bộ đội biên phỏng tỉnh duy trì 2 xe chỉ huy, 1 xe cứu thương, 1 xe tải, 2 xe chở quân, 2 tàu Hải đội, 9 tàu gỗ, 10 ca nô, 5 xe mô tô cơ động sẵn sang tham ứng cứu...

Kết luận cuộc họp, ông Lê Đức Vinh yêu cầu cả hệ thống chính trị cần quyết liệt triển các các biện pháp ứng phó vì bão sắp vào rồi. Để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại tài sản, ông Vinh đề nghị BCH PCTT các cấp phải trực tiếp xuống cơ sở phối hợp các địa phương triển khai ngay công tác PCTT và bão mạnh theo kế hoạch đã phê duyệt.

Thông tin tình hình diễn biến cơn bão kịp thời, đầy đủ trên các phương tiện để cho người dân biết có biện pháp ứng phó.

Ông Vinh đề nghị Sở NN-PTNT, Biên phòng tiếp tục rà soát lại số lượng tàu thuyền. Các địa phương có nuôi trồng thủy sản phải thông báo, giám sát, dứt khoát 16 giờ chiều này không có người trên lồng bè. Đối tàu du lịch đường thủy cũng phải rà soát lại mặc dù đã cấm 18 giờ ngày hôm qua. Những khu vực nguy hiểm ven biển, vùng có khả năng sạt lở trước khi bão đến lũ về các địa phương khẩn trương phải tổ chức sơ tán trước 16 giờ chiều nay. Đồng thời tiến hành chằng chống nhà cưa an toàn. Công tác hậu cần dự trự thực phẩm cũng hết sức khẩn trường. Các hồ chưa phải đảm bảo, việc xả lũ phải đảm bảo đúng quy trình vận hành và xã lũ phải thông báo cho người dân biết. Các địa phương lưu ý ở những nơi có tràn, ngầm người dân chủ quan qua lại, để tránh thiệt hại tính mạng.

Xem thêm
40% giá trị sản xuất ĐBSCL có thể được bảo vệ bằng bảo hiểm chỉ số

Báo cáo nghiên cứu 'Nông nghiệp chống chịu thời tiết ở Đồng bằng sông Cửu Long' (ĐBSCL) được Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT), Hillridge và MSIG Việt Nam công bố chiều 28/5.

VinFast VF 3 - 'chân ái' sang xịn mịn của dân văn phòng

Với mức giá chỉ từ 240 triệu đồng, chính sách trả góp hơn 2 triệu đồng/tháng, thiết kế nhỏ gọn và phong cách, VF 3 đang là cái tên 'hot rần rần' với người dùng Việt, đặc biệt là giới văn phòng, công sở.

Hủy nổ thành công quả bom nặng hơn 334kg

Ngày 28/5, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình đã thành công hủy nổ an toàn quả bom nặng 344kg còn sót lại sau chiến tranh

Giấc mơ 'trên giấy' của làng chài Nguyệt Đức: [Bài 2] Nỗi niềm của ông chủ tịch

Tỉnh Bắc Giang nhiều năm qua đã nỗ lực hoàn thiện đề án đưa người dân làng chài Nguyệt Đức lên bờ. Đường đi đã có nhưng chờ mãi 'cánh cửa' vẫn chưa được mở!