| Hotline: 0983.970.780

Khởi công tuyến cao tốc Cần Thơ – Cà Mau kết nối 5 tỉnh, thành ĐBSCL

Chủ Nhật 01/01/2023 , 19:37 (GMT+7)

ĐBSCL Sáng 1/1, tại huyện Vị Thủy, Bộ GT-VT phối hợp với UBND tỉnh Hậu Giang và TP Cần Thơ, tổ chức lễ khởi công dự án tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau.

Đồng loạt khởi công tại 12 địa điểm

Tuyến cao tốc Cần Thơ – Cà Mau là 1 trong 12 dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 2021-2025. Lễ khởi công được tổ chức đồng loạt tại 12 dự án thành phần và được kết nối trực tuyến thông qua 13 điểm cầu. Trong đó có 3 điểm cầu chính là Quảng Ngãi, Quảng Bình và Hậu Giang, đại diện cho 3 khu vực Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nam Bộ. Thủ tướng Chính phủ phạm Minh Chính dự, phát biểu chỉ đạo và phát lệnh khởi công tại điểm cầu chính được tổ tức tại Quảng Ngãi (dự án Quảng Ngãi - Hoài Nhơn).

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái cùng lãnh đạo các Bộ, ngành và chính quyền địa phương nhấn nút khởi công xây dựng dự án thành phần tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, tại điểm cầu Hậu Giang. Ảnh: Trung Chánh.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái cùng lãnh đạo các Bộ, ngành và chính quyền địa phương nhấn nút khởi công xây dựng dự án thành phần tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, tại điểm cầu Hậu Giang. Ảnh: Trung Chánh.

Dự án thành phần tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau đi qua 5 tỉnh, thành: Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau. Dự án có tổng chiều dài toàn tuyến là gần 110km, chia làm 2 gói thầu, gói thầu đoạn Cần Thơ - Hậu Giang có chiều dài 37,65km và gói thầu đoạn Hậu Giang - Cà Mau có chiều dài 22,4km.

Ông Đồng Văn Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, đại diện cho các địa phương có tuyến cao tốc đi qua phát biểu cam kết đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư, phối hợp với các đơn vị tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện dự án. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Đồng Văn Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, đại diện cho các địa phương có tuyến cao tốc đi qua phát biểu cam kết đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư, phối hợp với các đơn vị tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện dự án. Ảnh: Trung Chánh.

Tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau sau khi hoàn thành đưa vào khai thác, cùng với các dự án thành phần khác, từng bước hình thành tuyến cao tốc trên tuyên Bắc – Nam phía Đông hiện đại, có năng lực lớn, an toàn, tốc độ cao, đáp ứng nhu cầu vận tải, kết nối các trung tâm kinh tế, chính trị, các khu kinh tế, khu công nghiệp trong vùng, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội.

Tuyến cao tốc đáp ứng mong mỏi của người dân

Dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025, được chia thành 12 dự án thành phần vận hành độc lập, gồm các đoạn: Hà Tĩnh - Quảng Trị (267 km), Quảng Ngãi - Nha Trang (353 km) và Cần Thơ - Cà Mau (109 km), đi qua 12 tỉnh, thành phố. Dự án được đầu tư quy mô phân kỳ với bề rộng nền đường 17 m, 4 làn xe, tốc độ thiết kế 100 - 120 km/h trên tất cả 12 đoạn tuyến. Tổng mức đầu tư khoảng hơn 146.985 tỉ đồng, dự kiến hoàn thành cơ bản năm 2025 và đưa vào khai thác năm 2026.

Báo cáo tại Lễ khởi công, Bộ trưởng Bộ GT-VT Nguyễn Văn Thắng cho biết thời gian qua Ban Chỉ đạo, Hội đồng giải phong mặt bằng của các địa phương đã triển khai công tác đo đạc, lập và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thực hiện chi trả và thu hồi đất. Nhân dân đồng lòng, ủng hộ, tích cực bàn giao mặt bằng phục vụ công tác thi công. Đến nay các địa phương đã cơ bản bàn giao từ 70 - 85% diện tích giải phóng mặt bằng đáp ứng yêu cầu khởi công.

Đại diện Liên danh nhà thầu xây lắp dự án thành phần cao tốc Cần Thơ – Cà Mau, Đại tá Nguyễn Hữu Ngọc, Tổng Giám đốc Công ty xây dựng Trường Sơn (Bộ Quốc phòng) cho biết, hiện nay đơn vị đã chủ động được 1 triệu mét khối trong khoảng 6 triệu mét khối cát nhu cầu toàn dự án, để phục vụ thi công công trình ngay sau Lễ khởi công. Ảnh: Trung Chánh.

Đại diện Liên danh nhà thầu xây lắp dự án thành phần cao tốc Cần Thơ – Cà Mau, Đại tá Nguyễn Hữu Ngọc, Tổng Giám đốc Công ty xây dựng Trường Sơn (Bộ Quốc phòng) cho biết, hiện nay đơn vị đã chủ động được 1 triệu mét khối trong khoảng 6 triệu mét khối cát nhu cầu toàn dự án, để phục vụ thi công công trình ngay sau Lễ khởi công. Ảnh: Trung Chánh.

Phát biểu chỉ đạo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Lễ khởi công đồng loạt 12 dự án thành phần diễn ra đúng vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 đã thể hiện quyết tâm cao, nỗ lực lớn của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng chung sức của Nhân dân để từng bước hiện thực hoá mục tiêu đến năm 2025 cả nước ta có khoảng 3.000 km đường bộ cao tốc.

Thủ tướng nhấn mạnh, đây là hành lang vận tải quan trọng nhất trong hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông cả nước, cùng với nhiều tuyến cao tốc khác đang được đầu tư trên khắp cả nước, trong đó có ưu tiên cho các vùng khó khăn như ĐBSCL, Tây Nguyên, miền núi phía Bắc. Dự án được đầu tư đã đáp ứng được mong mỏi lớn của nhân dân ta, có ý nghĩa rất lớn về kinh tế, chính trị, xã hội không chỉ với các 9ia5 phương có tuyến cao tốc đi qua, mà là cho cả vùng.

Để hoàn thành mục tiêu lớn, Thủ tướng Chính phủ đề nghị các đơn vị, địa phương tập trung cao cho công tác giải phóng mặt bằng với tinh thần vượt nắng, thắng mưa. Từ nay đến quý II/2023 phải đảm bảo bàn giao 100% mặt bằng. Quá trình triển khai dự án cần quan tâm đến đời sống, sinh kế của người dân ở các khu tái định cư để người dân có cuộc sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.

Đại diện Liên danh các nhà thầu xây lắp dự án thành phần tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau đã chuẩn vị sẵn sàng nhận lực, thiết bị máy móc để bắt tay vào việc ngay sau khi Thủ tướng phát lệnh khởi công. Ảnh: Trung Chánh.

Đại diện Liên danh các nhà thầu xây lắp dự án thành phần tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau đã chuẩn vị sẵn sàng nhận lực, thiết bị máy móc để bắt tay vào việc ngay sau khi Thủ tướng phát lệnh khởi công. Ảnh: Trung Chánh.

Thủ tướng giao Bộ GTVT chỉ đạo các ban quản lý dự án, nhà thầu, đơn vị tư vấn giám sát huy động tối đa nhân lực, vật lực, xây dựng phương án thi công khoa học, an toàn, tuyệt đối tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật. Chủ đầu tư, đặc biệt là người đứng đầu cần bám sát, quyết liệt trong điều hành, quản lý nhằm đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình dự án. Đồng thời, Thủ tướng nhấn mạnh, không được để xảy ra tham nhũng, tiêu cực và thực hiện đúng quy định của Nhà nước trong công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm minh nếu có sai phạm.

Xem thêm
Vĩnh Phúc giảm 10 tổ chức Đảng, 1 Ban Đảng và 8 Sở...

Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc cho biết sẽ sớm ban hành chính sách với những trường hợp 'hy sinh' vì lợi ích chung, thôi làm việc trong cơ quan hưởng lương từ ngân sách.

Gượng dậy sau bão Yagi: Nơi bảo tồn nguồn gen 15 loài cá biển quý hiếm

Anh Phạm Văn Thìn - Trưởng phòng Nuôi giữ và Bảo tồn nguồn gen của Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc lái cano chở tôi ra khu Tai Kéo vịnh Lan Hạ.

Xóm chài Xuân Lam tìm đường đến khu tái định cư

Sống giữa vùng đất thấp trũng, quanh năm vật lộn với thiên tai là nỗi lo chung của người dân Xuân Lam, riêng 8 hộ xóm chài cơ cực hơn cả.