| Hotline: 0983.970.780

Kích hoạt nông nghiệp hữu cơ quy mô lớn tại Việt Nam

Thứ Năm 27/10/2022 , 06:10 (GMT+7)

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là con đường giúp nâng cao giá trị nông sản Việt Nam, đưa nông sản Việt Nam tới các thị trường khó tính như Bắc Âu và châu Âu.

Thực tế cho thấy, nguyên liệu thô của Việt Nam khi được xuất khẩu ra nước ngoài để phục vụ sản xuất thành phẩm có giá trị cao, trong khi đó sản phẩm nông sản được chế biến ở Việt Nam khi xuất khẩu lại có giá trị thấp hơn.

Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công thương (Bộ Công thương), Việt Nam đang có những hạn chế trong xuất khẩu sản phẩm nông sản chủ lục như lượng xuất khẩu nhiều những không đem lại giá trị cao, chất lượng sản phẩm nông sản xuất khẩu chưa đồng đều, tỷ lệ sản phẩm có thương hiệu vẫn còn khiêm tốn.

Những hạn chế này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến quy mô sản xuất trong nước nhỏ lẻ với 80% nông dân có diện tích sản xuất dưới 1ha. Điều này hạn chế việc sản xuất đồng bộ, chất lượng sản xuất không đồng đều. Bên cạnh đó, hệ thống dịch vụ công chưa đáp ứng được yêu cầu (công tác kiểm tra, giám sát và quản lý chất lượng còn hạn chế ảnh hưởng tới chất lượng hàng xuất khẩu).

Như vậy, để nâng cao chất lượng sản xuất, bắt kịp xu hướng tiêu thụ của thế giới hiện nay, sản xuất nông sản hữu cơ là hướng đi tất yếu. Đây cũng là con đường giúp nâng cao giá trị nông sản Việt Nam, đưa nông sản Việt Nam tới các thị trường khó tính như Bắc Âu và châu Âu.

nnhc11

Cơ hội tiếp cận thị trường hữu cơ rộng lớn vẫn chưa được nhiều nước sản xuất nông nghiệp nắm bắt, trong đó có Việt Nam.

Xu hướng thực phẩm và đồ uống hữu cơ

Các sản phẩm hữu cơ đang có tiềm năng phát triển cao nhờ nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng trên thế giới đối với thực phẩm lành mạnh (không chứa hóa chất có trong phân bón tổng hợp, thuốc trừ sâu và chất tăng trưởng), tốt cho sức khỏe. Theo một báo cáo của Liên hợp quốc, hàng năm có khoảng 200.000 người chết do ảnh hưởng độc hại của thuốc trừ sâu trong thực phẩm. Những mối lo về mất an toàn vệ sinh thực phẩm hay ngộ độc hóa chất cũng là động lực thúc đẩy người tiêu dùng chuyển hướng sang các sản phẩm thực phẩm hữu cơ.

Với những lợi ích rõ ràng, doanh số thực phẩm hữu cơ tiêu thụ trên toàn cầu dự kiến sẽ tăng từ 227 tỷ USD vào năm 2021 lên 259 tỷ USD vào năm 2022. Quy mô thị trường thực phẩm hữu cơ toàn cầu dự kiến sẽ tăng lên 437 tỷ USD trong năm 2026 với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 14%. Nhu cầu về các sản phẩm hữu cơ chủ yếu đến từ các khu vực Bắc Mỹ, Tây Âu và Đông Á.

Song song đó, Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực y tế và sức khỏe trong vài năm gần đây, đặc biệt là trong lĩnh vực thực phẩm hữu cơ. Theo Statista (công ty của Đức chuyên về thị trường và dữ liệu người tiêu dùng), thị trường sản phẩm chăm sóc sức khỏe Việt Nam đạt giá trị 5,9 tỷ USD vào năm 2022 với tốc độ tăng trưởng trung bình hơn 9% trong 5 năm qua. Theo số liệu từ Hiệp hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao, thực phẩm và đồ uống hữu cơ còn chiếm tỷ lệ tương đối khiêm tốn với doanh thu bán lẻ đạt 130 triệu USD vào năm 2019. Tuy nhiên, Việt Nam là một thị trường tiềm năng của thực phẩm và đồ uống hữu cơ do ngày càng có nhiều người tiêu dùng có thu nhập cao hơn, mức sống được cải thiện và nhu cầu đối với các sản phẩm an toàn và chất lượng cũng tăng lên.

Hạn chế trong phát triển nông nghiệp hữu cơ

Thị phần sản phẩm hữu cơ trên thế giới ngày càng tăng là cơ hội lớn cho các quốc gia sản xuất nông nghiệp như Việt Nam để chuyển đổi từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hữu cơ. Theo nghiên cứu của Viện Khoa học Indonesia (PSDR-LIPI) về nông nghiệp bền vững ở Việt Nam cùng với những câu chuyện xoay quanh nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam cho thấy cơ hội tiếp cận thị trường hữu cơ rộng lớn vẫn chưa được các nước sản xuất nông nghiệp nắm bắt trong đó có Việt Nam.

Theo Bộ NN-PTNT, diện tích canh tác hữu cơ của Việt Nam tăng gấp 4 lần từ 53.350ha năm 2016 lên gần 240.000ha năm 2020. 46/63 tỉnh thành ở Việt Nam đã phát triển đất canh tác hữu cơ với sự tham gia của hơn 100 doanh nghiệp và 17.000 nông dân. Thống kê gần đây cũng cho thấy Việt Nam hiện có 60 doanh nghiệp chuyên xuất khẩu nông sản hữu cơ với doanh thu đạt 550 triệu USD vào năm 2021. Những con số này cho thấy, sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam hiện vẫn đang ở quy mô nhỏ.

nong-nghiep-huu-co-la-cau-chuyen-cua-nhung-nguoi-lam-nong-nghiep-tu-te-162249_20210526_411

Có hai điểm hạn chế việc sản xuất nông nghiệp hữu cơ quy mô lớn đó là thiếu khả năng kiểm soát sâu bệnh ở quy mô lớn và chi phí đầu vào cao.

Ông Mike Trần, Giám đốc Công nghệ Công ty TNHH MEDIFOOD.IO cho rằng, khoảng chững trong sự phát triển nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam là hệ quả của một số nguyên nhân như định hướng phát triển nông nghiệp chú trọng số lượng nhiều hơn chất lượng; thiếu khung pháp lý để giám sát chất lượng và phát triển nông nghiệp hữu cơ đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu cao.

Quy mô lớn sẽ hiệu quả, tiết kiệm 

Ông Mike Trần cho biết, kể từ khi thành lập vào năm 2016, MEDIFOOD.IO luôn đặt mục tiêu giúp mọi tiêu dùng dễ dàng tiếp cận với thực phẩm tốt cho sức khỏe với giá thành tốt hơn và giúp nhà nông canh tác hữu cơ có thu nhập bền vững hơn. Song song đó, công ty không ngừng nghiên cứu để tìm ra giải pháp khả thi nhằm thúc đẩy việc sản xuất nông nghiệp hữu cơ quy mô lớn vừa có năng suất cao vừa tiết kiệm chi phí đầu vào.

“Chúng tôi xác định rằng có hai điểm hạn chế giới hạn việc sản xuất nông nghiệp hữu cơ quy mô lớn đó là thiếu khả năng kiểm soát sâu bệnh ở quy mô lớn và chi phí đầu vào cao từ việc mua thuốc trừ sâu và phân bón hữu cơ”, ông Mike Trần chia sẻ.

Hiện nay, đa phần các nhà vườn hữu cơ và doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa tiếp cận được và cũng không biết về các chương trình hỗ trợ hướng dẫn, đăng ký chứng nhận hữu cơ của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), Ủy ban Hữu cơ Quốc gia (thuộc USDA) hoặc Liên minh Châu Âu (EU). Theo ông Mike Trần, các cơ quan, ban ngành cần tạo cơ hội và quảng bá thông tin rộng rãi hơn để mọi người đều có thể dễ dàng tiếp cận các chương trình hỗ trợ. Thêm vào đó, ông Mike Trần cũng kiến nghị Bộ NN-PTNT tạo điều kiện cho vay và hỗ trợ chi phí đăng ký chứng nhận hữu cơ USDA hoặc EU kết hợp các chương trình đào tạo hướng dẫn về các chứng nhận trên.

Hiện nay đa phần nhà vườn canh tác hữu cơ thiếu kiến thức về cách tự sản xuất phân hữu cơ hiệu quả tại vườn và tiếp cận những kỹ thuật hiệu quả hơn để phát triển nông nghiệp hữu cơ quy mô lớn. Đại diện công ty MEDIFOOD.IO đề xuất hợp tác với các đơn vị phụ trách để hướng dẫn về kỹ thuật và áp dụng những biện pháp siêu tiết kiệm chi phí.

“Để thúc đẩy việc này, chúng tôi sẵn sàng tặng các nông trại muốn và đang canh tác hữu cơ sản phẩm thuốc trừ sâu và thuốc diệt nấm, khuẩn hữu cơ của chúng tôi cho một lần áp dụng trong khả năng cho phép để cho mọi người nhận xét thực tế rằng việc sản xuất hữu cơ quy mô lớn là khả thi và hiệu quả kinh tế”, ông Mike Trần khẳng định.

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Tai nạn lao động tại công trình trái phép làm 3 người bị thương

Tối 12/5, trong lúc đang đổ mái nhà trên địa bàn phường Tiền Phong (thành phố Thái Bình), xe bồn chở bê tông tươi bất ngờ sập cẩu khiến ba người bị thương.

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm