| Hotline: 0983.970.780

Kiên Giang phát huy lợi thế kinh tế biển và du lịch

Thứ Sáu 16/10/2020 , 12:47 (GMT+7)

Với phương châm: “Đoàn kết, dân chủ, đổi mới, phát triển”, Đại hội Đảng bộ tỉnh Kiên Giang nhiệm kỳ 2020-2025, đã chính thức khai mạc tại TP Rạch Giá sáng 16/10.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tới dự và chỉ đạo Đại hội. Ảnh: Trung Chánh.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tới dự và chỉ đạo Đại hội. Ảnh: Trung Chánh.

Đại hội được tổ chức từ ngày 15-17/10, có 342 đại biểu, đại diện cho gần 60 ngàn đảng viên trên toàn tỉnh về dự. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tới dự và chỉ đạo Đại hội.

Xác định 3 khâu đột phá

Báo cáo chính trị trình Đại hội, bà Đặng Tuyết Em, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kiên Giang cho biết, nhiệm kỳ qua, Kiên Giang duy trì tốc độ tăng trưởng khá, bình quân đạt 7,2%/năm. Quy mô nền kinh tế đạt gần 72 ngàn tỷ đồng, thu nhập bình quân đạt trên 2.500 USD/người/năm.

Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần thức XI, được tổ chức từ ngày 15-17/10, có 342 đại biểu, đại diện cho gần 60 ngàn đảng viên trên toàn tỉnh về dự. Ảnh: Trung Chánh.

Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần thức XI, được tổ chức từ ngày 15-17/10, có 342 đại biểu, đại diện cho gần 60 ngàn đảng viên trên toàn tỉnh về dự. Ảnh: Trung Chánh.

Các ngành công, nông nghiệp, dịch vụ đều tăng trưởng khá. Nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất sạch, hữu cơ, sản lượng lúa năm 2020 đạt trên 4,3 triệu tấn. Kinh tế biển có bước phát triển khá toàn diện, chiếm tỷ trọng ngày càng cao, với gần 80% GRDP của tỉnh. Chương trình xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tích cực, 79/117 xã và 3 huyện đạt chuẩn, vượt chỉ tiêu Đại hội đề ra.

Các đại biểu ủng hộ đồng bào Miền Trung bị ảnh hưởng do thiên tai

Các đại biểu ủng hộ đồng bào Miền Trung bị ảnh hưởng do thiên tai

Tại Đại hội, ông Đỗ Thanh Bình, Chủ tịch UNBD tỉnh Kiên Giang đã phát động quyên góp ủng hộ đồng bào Miền Trung bị ảnh hưởng thiên tai bão lũ, nhằm thể hiện tinh thần tương thân tương ái, "lá lành đùm là rách". 

Kiên Giang là một trong những tỉnh thu ngân sách trên 10 ngàn tỷ đồng/năm ở ĐBSCL. Tổng thu trong nhiệm kỳ đạt gần 50 ngàn tỷ đồng, riêng năm 2020 đạt 11.540 tỷ đồng.

“Nhiệm kỳ 2020-2025, Kiên Giang xác định 3 khâu đột phá là: Đẩy mạnh thực hiện đồng bộ, hiệu quả công tác cải cách hành chính. Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, nhất là giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho kết nối và phát triển”, bà Đặng Tuyết Em nhấn mạnh.

Theo đó, duy trì là một trong những tỉnh phát triển dẫn đầu của vùng ĐBSCL và trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước vào năm 2030. Mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 7,4%, đến năm 2025, thu nhập bình quân đầu người đạt gần 3.500 USD.  

Tập trung phát triển kinh tế biển trở thành thế mạnh của tỉnh. Phát triển nuôi trồng, đặc biệt là nuôi biển, chế biến, đánh bắt hải sản, du lịch và dịch vụ biển, công nghiệp năng lượng và kinh tế hàng hải. Triển khai thực hiện Đề án thành lập TP Phú Quốc, phát triển Phú Quốc trở thành động lực phát triển của tỉnh.

Khát vọng vươn lên

Phát biểu chỉ đạo Đại hội, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, nhất trí cao với báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Kiên Giang trình Đại hội Đảng bộ khoá XI.

Phó Thủ tướng cho rằng, Kiên Giang là vùng đất văn hóa và du lịch nổi tiếng bậc nhất ở ĐBSCL. Được ca ngợi qua "Hà Tiên thập vịnh", có VQG U Minh Thượng - khu dự trữ sinh quyển thế giới, khu căn cứ địa cách mạng với quần thể di tích căn cứ địa cách mạng U Minh Thượng. Tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển tất cả các ngành kinh tế, thuận lợi trong việc mở rộng liên kết, giao lưu kinh tế, đóng vai trò cầu nối các tỉnh miền Tây Nam Bộ với cả nước và quốc tế.

Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Kiên Giang đã thực hiện có trọng tâm, trọng điểm 3 đột phá chiến lược. Các tiềm năng lợi thế như nuôi trồng, đánh bắt thủy sản xa bờ, vận tải biển, du lịch biển được khai thác, phát huy tốt hơn, góp phần cùng cả nước thực hiện hiệu quả mục tiêu kép “vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế”.

Với chủ đề: “Tăng cường xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; giữ vững quốc phòng, an ninh; đổi mới, sáng tạo, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế; duy trì là một trong những tỉnh phát triển dẫn đầu của vùng ĐBSCL và trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước vào năm 2030”, Đại hội Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ XI đã thể hiện định hướng, ý chí, quyết tâm và khát vọng vươn lên của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Kiên Giang.

Những kết quả mà Kiên Giang đã đạt được là rất ấn tượng, cho thấy sự nỗ lực, quyết tâm chính trị rất cao của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Kiên Giang. Qua đó, đã tạo được những tiền đề rất căn cơ và quan trọng để phát triển nhanh hơn trong thời gian tới. Đồng thời, đóng góp tích cực vào phát triển chung của cả nước, góp phần làm giàu cho quê hương và đất nước ta.

Phó Thủ tướng cũng thẳng thắng chỉ ra những hạn chế, yếu kém của tỉnh Kiên Giang, cầm sớm được khắc phục trong nhiệm kỳ tới, đó là: “Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên một số mặt chưa hiệu quả. Hoạt động quản lý, điều hành của chính quyền các cấp ở một số lĩnh vực, nhất là trong quản lý tài nguyên môi trường, đất đai còn hạn chế. Phát triển kinh tế xã hội chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Kết cấu hạ tầng phát triển chưa đồng bộ, nhất là kết nối với các tỉnh, thành phố trong vùng ĐBSCL và TP HCM. Công tác quy hoạch, quản lý, sử dụng đất và đầu tư còn nhiều hạn chế, bất cập. Phát triển dịch vụ du lịch chưa gắn với bảo vệ tốt môi trường”.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình phát biểu chỉ đạo Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ XI. Ảnh: Trung Chánh.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình phát biểu chỉ đạo Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ XI. Ảnh: Trung Chánh.

Để Kiên Giang phát triển, Đảng bộ cần tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế theo chiều sâu, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế tự nhiên, tiềm năng về nông nghiệp, kinh tế biển, du lịch để thúc đẩy phát triển kinh tế theo hướng bền vững.

Kiên Giang cần nghiên cứu chuyển đổi mô hình từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Tăng cường huy động nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất lớn, theo chuỗi giá trị. Tập trung cho nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào sản xuất, gắn với nâng cao giá trị nông sản, tăng sức cạnh tranh hàng hóa trên thị trường và lợi nhuận của nông dân.

Tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo NQ 36/NQ-TW ngày 22/01/2018 về phát triển bền vững kinh tế biển gắn với phát triển du lịch. Có biện pháp tháo gỡ khó khăn cho ngư dân khai thác thủy sản. Đồng thời kiên quyết ngăn chặn, xử lý nghiêm khai thác thủy sản trái phép ở vùng biển nước ngoài, khai thác thủy sản tận diệt ven bờ. Tăng cường liên kết vùng, nhất là liên kết với các tỉnh, thành vùng ĐBSCL, giải quyết hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa-xã hội và bảo vệ môi trường, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình chỉ đạo.

  • Tags:
Xem thêm
Trang bị kỹ năng tận dụng phụ phẩm nông nghiệp cho nông dân

Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh vừa tổ chức lớp tập huấn về 'Quy trình sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ phụ phẩm nông nghiệp địa phương'.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Xúc tiến, quảng bá, kết nối du lịch Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long từ lâu đã nổi tiếng là vùng đất bình yên của những người dân chất phác, thân thiện với phong cảnh thiên nhiên hữu tình, thơ mộng.

Hơi ấm cộng đồng giúp người dân Lục Yên gượng dậy sau bão

Yên Bái Vượt qua những đau thương, mất mát do thiên tai càn quét, những ngày này chính quyền và người dân ở huyện Lục Yên đang gượng dậy khôi phục sản xuất, dựng lại nhà ở.