| Hotline: 0983.970.780

Kỷ niệm 70 năm Hiệp định Giơ-ne-vơ và Chuyến tàu tập kết

Thứ Hai 02/09/2024 , 07:04 (GMT+7)

Chương trình tái hiện chân thực khung cảnh người dân miền Bắc dang rộng vòng tay đón tiếp, đùm bọc những người con ưu tú của miền Nam ruột thịt.

Toàn cảnh Kỷ niệm 70 năm Hiệp định Giơ-ne-vơ và Chuyến tàu tập kết. Ảnh: Minh Hiếu.

Toàn cảnh Kỷ niệm 70 năm Hiệp định Giơ-ne-vơ và Chuyến tàu tập kết. Ảnh: Minh Hiếu.

Tối 1/9, chương trình cầu truyền hình Kỷ niệm 70 năm Hiệp định Giơ-ne-vơ và Chuyến tàu tập kết (1954 - 2024) diễn ra với chủ đề “Niềm tin và khát vọng” được tổ chức tại 3 điểm cầu.

Điểm cầu Thanh Hóa, chương trình được tổ chức tại Khu lưu niệm đồng bào, chiến sĩ miền Nam tập kết ra Bắc năm 1954 ở TP. Sầm Sơn (Thanh Hóa). Tại Đồng Tháp, chương trình diễn ra ở Khu di tích lịch sử Quốc gia - Địa điểm tập kết ra Bắc năm 1954 ở TP. Cao Lãnh.

Tại TP. Hồ Chí Minh, chương trình diễn ra ở khuôn viên Tượng đài Anh hùng Liệt sĩ Đoàn tàu không số, Lữ đoàn 125 - Vùng 2 Hải Quân, phường Cát Lái, TP. Thủ Đức.

Cách đây tròn 70 năm Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Ðảng đã có quyết định mang tầm chiến lược là đưa một số lượng không nhỏ con em cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc để tiếp tục học tập, nhằm đào tạo lực lượng cán bộ cho sự nghiệp cách mạng lâu dài của Ðảng.

Ðây không chỉ là đợt chuyển quân thông thường, mà còn là đợt chuyển quân mang trong đó tầm nhìn chiến lược của Đảng ta nhằm bồi dưỡng, đào tạo một đội ngũ cán bộ, chiến sĩ vừa góp phần cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa chuẩn bị lực lượng cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam sau này.

Màn văn nghệ tái hiện hình ảnh người dân Thanh Hóa đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc tại Cảng Lạch Hới. Ảnh: Minh Hiếu.

Màn văn nghệ tái hiện hình ảnh người dân Thanh Hóa đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc tại Cảng Lạch Hới. Ảnh: Minh Hiếu.

Chuyến tàu tập kết năm 1954 là một hành trình mà dân tộc ta đã đi và đã đến với niềm tin, khát vọng thống nhất như khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”.

Cảng Lạch Hới (nay là phường Quảng Tiến, TP. Sầm Sơn) là nơi đầu tiên của miền Bắc đón tiếp đồng bào, chiến sĩ miền Nam tập kết ra Bắc. Cách đây 70 năm, hàng trăm ngàn người con miền Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào đã tập kết chuyển quân tại nhiều khu vực, trong đó có các địa phương của Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ như Xuyên Mộc - Bà Rịa, Cao Lãnh - Đồng Tháp, Sông Đốc - Cà Mau... đã lên tàu rời xa quê hương, để lại sau lưng những người thân yêu nhất cùng hình bóng làng quê, xóm rẫy...

Với chủ đề “Niềm tin và khát vọng”, chương trình gồm 3 chương: Đi vinh quang, ở anh dũng; Nghĩa nặng tình sâu và Hành trình tiếp nối. Thông qua các tiết mục sân khấu hóa, những thước phim tư liệu quý và chia sẻ của nhân chứng lịch sử, cầu truyền hình mang đến một chương trình nghệ thuật đặc sắc; khẳng định tầm quan trọng của Hiệp định Giơ-ne-vơ trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Chương trình nghệ thuật 'Niềm tin và khát vọng' được tổ chức tại 3 điểm cầu gồm Đồng Tháp, TP. Hồ Chí Minh, Thanh Hóa. Ảnh: Minh Hiếu.

Chương trình nghệ thuật “Niềm tin và khát vọng” được tổ chức tại 3 điểm cầu gồm Đồng Tháp, TP. Hồ Chí Minh, Thanh Hóa. Ảnh: Minh Hiếu.

Chương trình khắc họa nên bức tranh tổng thể về sự di cư đỉnh cao của cán bộ, chiến sĩ và con em miền Nam ra miền Bắc học tập, công tác. Bên cạnh đó, tái hiện chân thực và toàn cảnh 100 ngày tập kết thắm đượm nghĩa tình quân - dân; người dân miền Bắc dang rộng vòng tay đón tiếp, đùm bọc những người con ưu tú của miền Nam ruột thịt.

Chương trình cũng là dịp ôn lại truyền thống đấu tranh hào hùng của dân tộc, thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, lòng biết ơn sâu sắc đối với cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam năm xưa đã không ngại hy sinh, gian khổ để ra Bắc học tập, công tác, xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa, chuẩn bị lực lượng mọi mặt tiến tới giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Thông qua đó, giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc, tri ân sự hi sinh của các thế hệ cha ông đi trước cho nền độc lập, bồi đắp lý tưởng cách mạng cho các thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.

Cùng với đó là các cuộc trò chuyện giao lưu với nhân chứng lịch sử, kết hợp với những ca khúc, các tác phẩm âm nhạc đi vào lòng người đã mang đến cho người xem, người nghe những cung bậc cảm xúc về những ngày tháng lịch sử nghĩa nặng tình sâu không thể nào quên của những người dân nước Việt Nam

Xem thêm
Các đại điền tạo cuộc cách mạng mới trên đồng ruộng

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, đã là đại điền phải nghĩ lớn, làm lớn, phát huy cao độ công sức, trí tuệ để tạo ra cuộc cách mạng mới trên đồng ruộng.

JIRCAS hợp tác cùng Việt Nam thúc đẩy Đề án 1 triệu ha lúa

Cơ quan Nghiên cứu Khoa học Nông nghiệp Quốc tế Nhật Bản (JIRCAS) cam kết hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Đường bê tông bị xé đôi, hơn 18.000 học sinh phải nghỉ học

Mưa lớn do hoàn lưu bão số 6 khiến giao thông bị chia cắt cục bộ; một số tuyến đường hư hỏng nặng; trên 18 nghìn học sinh tại huyện Vĩnh Linh phải nghỉ học.

Bình luận mới nhất