| Hotline: 0983.970.780

Lễ hội Mở cửa biển lần đầu tổ chức ở xã đảo Thanh Lân

Thứ Tư 21/02/2024 , 08:45 (GMT+7)

Trong 2 ngày 23-24/2, UBND xã Thanh Lân (huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh) tổ chức lễ hội Mở cửa biển lần thứ I tại khu miếu thờ Ngư ông.

Xã đảo Thanh Lân có tiềm năng phát triển du lịch nhờ cảnh đẹp và còn giữ được nét hoang sơ.

Xã đảo Thanh Lân có tiềm năng phát triển du lịch nhờ cảnh đẹp và còn giữ được nét hoang sơ.

Thanh Lân là xã đảo nằm phía bắc của huyện đảo tiền tiêu Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh), có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh, cách trung tâm thị trấn Cô Tô 4km (khoảng 20 phút đi tàu biển) và cách đất liền huyện Vân Đồn gần 50km. Đảo Thanh Lân có diện tích 27km2 với khoảng 1.200 người dân đang sinh sống trên đảo.

Bà Nguyễn Thị Thanh Thái, Bí thư kiêm Chủ tịch UBND xã Thanh Lân (huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh) cho biết, nơi đây được ví như một ốc đảo xanh giữa biển của vùng Đông Bắc Việt Nam. Hiện nay, trên đảo có nhiều bãi biển hoang sơ, thơ mộng với mặt nước xanh trong, cát trắng mịn êm, các bãi đá trầm tích có nhiều hình thù lạ mắt. Đảo Thanh Lân có ưu thế phát triển loại hình du lịch trải nghiệm như tắm biển, câu cá, câu mực, lặn biển ngắm san hô và kết hợp trải nghiệm giữa rừng nguyên sinh và biển.

Cũng theo bà Thái, xã đảo có điều kiện tự nhiên và thiên nhiên thuận lợi để phát triển du lịch nhưng trong những năm qua du lịch Thanh Lân chưa tạo được điểm nhấn và chưa thu hút được sự quan tâm của các đơn vị lữ hành và du khách trong nước.

Để thu hút khách du lịch, huyện Cô Tô sẽ tổ chức lễ hội Mở cửa biển tại xã Thanh Lân Xuân Giáp Thìn năm 2024. Lễ Mở cửa biển được phục dựng với sự phối hợp về chuyên môn của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam. 

Cụ thể, trong 2 ngày 23-24/2/2024 (tức từ ngày 14 đến 15 tháng Giêng năm Giáp Thìn), UBND xã Thanh Lân sẽ tổ chức lễ hội Mở cửa biển lần thứ I tại khu Miếu thờ Ngư ông (thôn 1, xã Thanh Lân).

Đây là sự kiện văn hóa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, được tổ chức lần đầu trên địa bàn xã nói riêng và địa bàn huyện Cô Tô nói chung, trong khuôn khổ các hoạt động thiết thực chào mừng Kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập huyện Cô Tô (23/3/1994 - 2024).

Ngư dân huyện đảo Cô Tô thu hoạch cá.

Ngư dân huyện đảo Cô Tô thu hoạch cá.

Lễ hội Mở cửa biển nhằm mục đích giữ gìn văn hóa truyền thống đặc sắc cũng như nghi thức mang đậm tín ngưỡng dân gian của ngư dân vùng biển đảo, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người dân, khơi dậy tinh thần đoàn kết, tạo động lực khí thế cho một năm mới hăng say lao động sản xuất.

Trong tín ngưỡng dân gian, lễ hội Mở cửa biển là nghi lễ tâm linh đặc sắc, là dịp để người dân bày tỏ lòng thành kính, biết ơn đối với biển khơi và cầu mong cho một năm mới trời yên, biển lặng, khoang thuyền đầy ắp tôm, cá… Qua đó, còn cầu mong cho quốc thái dân an, người dân có cuộc sống no ấm, sung túc.

Đồng thời, nâng cao nhận thức cho người dân về tầm quan trọng, giá trị mà biển mạng lại cho con người, từ đó có ý thức, giải pháp và hành động để bảo vệ môi trường biển. Ngoài ra, là dịp để giới thiệu, quảng bá hình ảnh về mảnh đất và con người Thanh Lân nhằm thúc đẩy hoạt động du lịch cộng đồng phát triển.

Lễ hội có nhiều hoạt động phong phú như: Chương trình khai mạc, nghi lễ Mở cửa biển, lễ tế thần, nghinh thần, cầu ngư, cầu cho quốc thái dân an, cá nặng lưới đầy, đoàn thuyền xuất phát ra khơi, chương trình nghệ thuật chào mừng, triển lãm tranh về bảo vệ môi trường, các trò chơi dân gian và tham quan các gian hàng trưng bày đặc sản địa phương.

Chương trình lễ hội Mở cửa biển được diễn ra trong không khí trang trọng, vui tươi, phấn khởi với sự hiện diện của trên 300 đại biểu lãnh đạo huyện, xã, các lực lượng vũ trang, doanh nghiệp, Hội du lịch Cô Tô; các đoàn tham gia Lễ Tế cùng du khách và người dân tham dự.

Xem thêm
Ông Đinh Thế Huynh nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Trao quyết định và tặng hoa, ông Trần Cẩm Tú chúc mừng ông Đinh Thế Huynh đón nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng - phần thưởng cao quý của Đảng.

Trang bị kỹ năng tận dụng phụ phẩm nông nghiệp cho nông dân

Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh vừa tổ chức lớp tập huấn về 'Quy trình sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ phụ phẩm nông nghiệp địa phương'.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Xúc tiến, quảng bá, kết nối du lịch Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long từ lâu đã nổi tiếng là vùng đất bình yên của những người dân chất phác, thân thiện với phong cảnh thiên nhiên hữu tình, thơ mộng.