Mâm cúng tết Đoan Ngọ 2021
Theo truyền thống, mâm cúng tết Đoan Ngọ sẽ bao gồm các lễ vật:
- Hương, hoa, vàng mã,
- Nước, rượu nếp,
- Các loại hoa quả,
- Bánh tro, bánh ú, cơm rượu nếp,
- Xôi, chè.
Tùy theo quan niệm của từng vùng mà lựa chọn các món sản vật dâng cúng ông bà, tổ tiên ngày Tết Đoan Ngọ khác nhau. Tuy nhiên phải đảm bảo đủ các lễ vật chính như: Hương, hoa, vàng mã, nước, rượu nếp.
Đối với miền Bắc và Bắc Trung bộ: Trên mâm cúng tế Đoan Ngọ của người miền Bắc thường có trái dưa hấu đỏ, miền Trung từ Thanh Hóa vào đến Thừa Thiên - Huế thì không thể thiếu chè kê và thịt vịt. Vốn dĩ, người dân chọn thịt vịt mà không phải thịt heo, bò, gà là vì người Việt xưa tin rằng thịt vịt mát, ăn vào sẽ làm mát cơ thể cả năm.
Đối với miền Nam Trung bộ: Từ Đà Nẵng vào đến Quảng Ngãi, một số gia đình, trên mâm cúng tết Đoan Ngọ luôn có xôi chè cúng lễ, nhà nào có trồng cây thì cho trẻ nhỏ vào tận vườn hái trái ăn.
Đối với miền Nam: Mâm cúng tết Đoan Ngọ của người miền Nam không thể thiếu bánh ú tro, chè trôi nước, xôi gấc… Sau khi cúng xong, cả nhà sẽ cùng quây quần bên mâm để ăn những món ăn này.
Cúng tết Đoan Ngọ vào lúc nào là tốt nhất?
Vì tết Đoan Ngọ được lấy tiên dựa theo lịch cúng vào giờ Ngọ ngày 5 tháng 5 âm lịch nên chúng ta có thể dễ dàng chọn được giờ tốt sẽ cúng vào lúc giờ Ngọ (từ 11h đến 13h).
Theo lịch Vạn niên, Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 năm nay sẽ là thứ Hai ngày 14 tháng 6 năm 2021. Và nên chọn vào lúc 11h - 13h trong ngày để cúng sẽ nhận được nhiều may mắn và tài lộc nhất.