| Hotline: 0983.970.780

Mạnh tay 'trảm' thực phẩm bẩn

Thứ Tư 19/12/2018 , 08:42 (GMT+7)

Ngày 26/9/2018, qua kiểm tra, ngành chức năng Hà Tĩnh phát hiện cửa hàng tạp hóa của bà Võ Thị Huệ tại khối 3, thị trấn Tây Sơn (huyện Hương Sơn) chứa 1.548 gói bánh, kẹo quá hạn sử dụng....

15-43-47_1
Bánh kẹo, nước ngọt, rượu, dầu ăn… là những mặt hàng có nguy cơ mất ATVSTP cao nhất vào dịp cận Tết

Bên cạnh việc nâng cao ý thức đảm bảo ATVSTP cho các cơ sở SX, kinh doanh thực phẩm thông qua hoạt động tuyên truyền, những tháng cận kề dịp tết Nguyên đán Kỷ Hợi liên ngành các lực lượng thuộc Sở NN-PTNT, Cục quản lý thị trường (QLTT), Sở Y tế, Công an môi trường tỉnh Hà Tĩnh còn đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra, mạnh tay “trảm” các cơ sở SX, kinh doanh thực phẩm bẩn khi bắt được quả tang.

Ngày 26/9/2018, qua kiểm tra, ngành chức năng Hà Tĩnh phát hiện cửa hàng tạp hóa của bà Võ Thị Huệ tại khối 3, thị trấn Tây Sơn (huyện Hương Sơn) chứa 1.548 gói bánh, kẹo quá hạn sử dụng. Đoàn kiểm tra đã lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính 5 triệu đồng và buộc tiêu hủy toàn bộ số hàng vi phạm có giá trị trên 29 triệu đồng. Đến ngày 4/10, Đội QLTT số 2 (TX Hồng Lĩnh) chuyển giao hồ sơ vụ việc vượt thẩm quyền để Cục QLTT tham mưu UBND tỉnh xử phạt hành chính đối với ông Trần Văn Dũng (tỉnh Thừa Thiên Huế). Ông Dũng phạm lỗi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, phạt hành chính 90 triệu đồng và tịch thu 402 chai rượu ngoại có giá trị 298,2 triệu đồng.

Đặc biệt, mới đây nhất Chi cục quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản (Sở NN-PTNT) phát hiện, bắt quả tang 3 cơ sở ở huyện Lộc Hà sử dụng chất nhuộm vải (Rhodamine B) để tạo màu ruốc. Ngay lập tức, đơn vị này lập biên bản xử phạt hành chính70 triệu đồng; đồng thời, buộc tiêu hủy toàn bộ 277kg ruốc; đình chỉ hoạt động 3 cơ sở trong thời hạn 5 tháng.

Trên đây là 3 trong nhiều vụ việc điển hình về vi phạm ATVSTP mà cơ quan chức năng Hà Tĩnh đã phát hiện, xử lý thời gian qua. Theo thông tin từ Cục QLTT Hà Tĩnh, các hành vi vi phạm chủ yếu liên quan đến điều kiện ATVSTP tại cơ sở không bảo đảm quy định pháp luật; thiếu các thủ tục hành chính như: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATVSTP, giấy xác nhận kiến thức ATTP, hồ sơ khám sức khỏe định kỳ; vi phạm trong công bố tiêu chuẩn sản phẩm, kinh doanh thực phẩm quá hạn sử dụng, thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, thực phẩm bị biến chất. Đặc biệt, có những lỗi người SX cố tình vi phạm như việc sử dụng chất cấm trong chế biến rượu, giò, chả…

Còn Trưởng phòng CSMT (Công an tỉnh Hà Tĩnh) Đặng Quang Niềm cho biết, từ đầu năm đến nay đơn vị đã chủ trì kiểm tra, phát hiện 26 vụ việc vi phạm quy định ATVSTP; tịch thu 1.509kg sản phẩm động vật; 190 lít dầu ăn đã qua chế biến; 34 thùng bánh kẹo không đảm bảo ATVSTP; buộc kiểm dịch lại 20 con lợn không đảm bảo vệ sinh thú y; xử phạt hành chính 105 triệu đồng. Ngoài ra, Phòng phối hợp cùng các sở ban ngành xử phạt 27 cơ sở vi phạm với tổng số tiền 106 triệu đồng.

“Rất nhiều vụ việc vi phạm chúng tôi áp dụng khung xử phạt cao nhất; đồng thời, công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng các cơ sở, cá nhân vi phạm để tăng tính răn đe. Ví dụ như xử phạt 10 triệu đồng vụ xe khách vận chuyển 220kg sản phẩm động vật bốc mùi hôi thối hồi tháng 1/2018 hay tham mưu UBND tỉnh ra quyết định xử phạt 53 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh 207 lọ chất cấm trong NTTS ở xã Thạch Bình – TP Hà Tĩnh… ”, ông Niềm nhấn mạnh.

15-43-47_2
Thịt, cá cũng là thực phẩm nằm trong diện đã và sẽ tiếp tục được ngành chức năng Hà Tĩnh giám sát chặt chẽ về chất lượng ATVSTP

Ngoài lực lượng CSMT, để tăng cường công tác quản lý nhà nước về ATVSTP, Sở Y tế Hà Tĩnh phối hợp các sở, ngành liên quan còn đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của toàn xã hội về ATVSTP; nâng cao vai trò, trách nhiệm của người dân trong việc tố giác hành vi vi phạm ATTP; phát huy hiệu quả của đường dây nóng tiếp nhận và xử lý kịp thời các phản ánh của người dân về những sự vụ mất ATVSTP. Đồng thời, thực hiện ký cam kết với các doanh nghiệp đầu mối, đại lý không tiếp nhận và phân phối ra thị trường các loại hàng giả, kém chất lượng nhằm ngăn chặn hàng hóa vi phạm ngay từ khâu phân phối. Các cơ sở kinh doanh ăn uống, thức ăn đường phố, cơ sở SX, kinh doanh phụ gia thực phẩm cũng ký cam kết không bán phụ gia thực phẩm không có trong danh mục cho phép sử dụng.

Liên ngành ATVSTP cũng đã xây dựng, giới thiệu một số mô hình đảm bảo ATVSTP như: Mô hình SX rau sạch, NTTS an toàn; xây dựng mô hình chợ thí điểm; bếp ăn tập thể trường học bảo đảm ATVSTP; chủ động giám sát ô nhiễm thực phẩm bằng phương pháp kiểm nghiệm chỉ tiêu ATTP tại các chợ, trung tâm thương mại...

Ông Phan Văn Hùng, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP Hà Tĩnh: “Thống kê đến cuối tháng 10/2018, toàn tỉnh có 17.595 cơ sở/hộ gia đình SX, kinh doanh, chế biến thực phẩm và dịch vụ ăn uống. Từ đầu năm lại nay, các lực lượng chức năng đã thanh tra, kiểm tra 12.422 lượt cơ sở, xử phạt vi phạm hành chính 1.278 cơ sở. Số tiền phạt trên 1,96 tỷ đồng và tiêu hủy lượng hàng hóa vi phạm ATVSTP có giá trị hơn 500 triệu đồng”.

 

Xem thêm
Yến sào Đức Cơ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Gia Lai Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm Yến sào Đức Cơ Salangane’s Nest, mở cơ hội để kinh tế huyện Đức Cơ bứt phá.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Cargill tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu ngành chăn nuôi Việt Nam

Gần 30 năm gắn bó với Việt Nam, Cargill luôn khẳng định vị thế dẫn đầu về dinh dưỡng và sức khỏe vật nuôi...

Hà Nội công bố bảng giá đất mới, cao nhất gần 700 triệu đồng/m2

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký Quyết định 71 sửa đổi, bổ sung Quyết định 30 về quy định và bảng giá đất trên địa bàn thành phố.