| Hotline: 0983.970.780

Mô hình nông nghiệp chống chịu hạn, mặn vùng ĐBSCL

Thứ Tư 09/08/2023 , 09:03 (GMT+7)

Chương trình Kỷ niệm 30 năm hợp tác ACIAR - Việt Nam quy tụ nhiều cán bộ, chuyên gia, nhà khoa học và phóng viên lĩnh vực nông nghiệp.

 

Micro ghi âm của các phóng viên truyền hình "mọc" lên từ chậu đất. Hình ảnh thú vị này được ghi nhận tại buổi Họp mặt đối tác Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR) tại Đại học Cần Thơ ngày 8/8 trong khuôn khổ Chương trình Kỷ niệm 30 năm hợp tác ACIAR - Việt Nam. Các phóng viên lĩnh vực nông nghiệp trên khắp cả nước gặp gỡ tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) để đưa tin về dịp đặc biệt này.

 

Điểm tác nghiệp đầu tiên của chuyến đi là nhà màng thí nghiệm thuộc dự án Đa dạng cây trồng trên nền đất canh tác lúa thích ứng với điều kiện hạn, mặn (FOCUS).                           

 

Ông Châu Minh Khôi - Phó Hiệu trưởng Trường Nông nghiệp (Đại học Cần Thơ), Điều phối viên quốc gia của dự án FOCUS, giới thiệu về thử nghiệm một số giống cây trồng cạn có khả năng chịu mặn. Trong các giống cây thử nghiệm, củ dền có năng suất cao về thu về lợi nhuận hơn 260 triệu đồng/ha, cho thấy tiềm năng của nghiên cứu canh tác cây trồng trong mùa khô.

 

Một trong những ứng dụng khoa học công nghệ của dự án FOCUS là kỹ thuật tưới theo cảm biến Chameleon - tấm thẻ màu đỏ trên tay chàng sinh viên Đại học Cần Thơ. Thiết bị được gắn đèn LED nhỏ có chức năng chỉ dẫn độ ẩm đất: màu xanh là đất ẩm, màu đỏ là đất khô, cần tưới. Sau đó, dữ liệu về thời điểm tưới tiêu được đưa vào điện toán đám mây để mở rộng nghiên cứu quản lý rủi ro.

 

Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, Chủ nhiệm Văn phòng Điều phối Đồng bằng sông Cửu Long đến tham quan nhà màng thí nghiệm. Theo ông Tùng, dự án FOCUS có ý nghĩa rất lớn trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt. Áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt (như phương pháp dùng rơm che phủ đất) giúp xây dựng mô hình nông nghiệp tuần hoàn, hạn chế đốt rơm, hướng tới cam kết của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị COP 26.

 

Các thí nghiệm đã chứng minh lợi ích của việc dùng rơm che phủ đất giúp giảm độ mặn trong đất và nâng cao năng suất cây trồng cạn trong thời điểm nông dân không thể trồng lúa. Thực nghiệm cũng cho thấy năng suất lúa trồng sau vụ cây trồng cạn (ngô, củ dền, dưa hấu) gia tăng khoảng 20% so với bỏ đất trống vào mùa khô.

 

Tiến sĩ Nguyễn Văn Bộ, Thành viên Hội đồng Cố vấn Chính sách Australia về nghiên cứu nông nghiệp Quốc tế chúc mừng thành công bước đầu của dự án FOCUS. 

 

Tạm biệt Đại học Cần Thơ, đoàn các cán bộ, chuyên gia và nhà báo lĩnh vực nông nghiệp di chuyển tới Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long. Tại đây, đoàn thăm mô hình nghiên cứu các giống lúa thuộc khuôn khổ dự án Chuỗi giá trị gạo bền vững cho nông hộ nhỏ tại ĐBSCL.

 

Ông Mark Tattersall, Phó Đại sứ Australia tại Việt Nam (áo xanh) và Trưởng Đại diện ACIAR Việt Nam Nguyễn Thị Thanh An (áo trắng) lắng nghe phần trình bày của chuyên gia Viện Lúa ĐBSCL.

 

Đây là một dự án do Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Úc (ACIAR) và Tập đoàn SunRice cùng đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP). Mục tiêu của dự án là thiết lập một chuỗi giá trị gạo cho năng suất cao, bền vững, có thể truy xuất nguồn gốc và đảm bảo chất lượng cho gạo hạt ngắn nhiệt đới ở ĐBSCL, đáp ứng các yêu cầu của các thị trường xuất khẩu của SunRice.

 

Đối tượng hưởng lợi chính của dự án sẽ là các hộ nông dân trồng lúa quy mô nhỏ - khi tham gia vào dự án họ sẽ được hỗ trợ tăng cường năng lực và mở rộng các cơ hội để tham gia vào chuỗi liên kết với các thị trường quốc tế.

 

Ông Trần Ngọc Thạch, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL trả lời phỏng vấn báo chí về dự án Chuỗi giá trị gạo bền vững cho nông hộ nhỏ tại ĐBSCL. Ông cho biết, mỗi giống lúa được nghiên cứu dựa trên mô hình thực tiễn và đặc thù khí hậu của vùng ĐBSCL nhằm tăng cường khả năng chống chịu hạn, mặn. Áp dụng hiệu quả, hiểu các đặc tính của giống lúa sẽ giúp giảm chi phí đầu vào cho nông dân, tăng khả năng cạnh tranh thị trường cho hạt gạo Việt Nam.

 

Mục tiêu của dự án là lai tạo và phát triển giống lúa Japonica hạt ngắn cho năng suất cao, chịu được các áp lực sinh học và phi sinh học ở ĐBSCL và đáp ứng các yêu cầu chất lượng quốc tế của SunRice. 

 
 

Tác nghiệp ở Viện Lúa ĐBSCL, các phóng viên nông nghiệp đắm mình vào quang cảnh lúa chín, tận hưởng cơn gió ẩm mát lành, lan tỏa hương thơm ngọt dịu khắp không gian.

Hà Tĩnh nắng 43 độ C, nông dân loay hoay chống hạn cho cây trồng

Hà Tĩnh nắng 43 độ C, nông dân loay hoay chống hạn cho cây trồng

Ảnh 17:00

Để chống hạn cho cây trồng, nông dân Hà Tĩnh đào giếng, lắp hệ thống tưới tự động, thậm chí đem cả thức ăn dự trữ cho trâu bò ra tấp ủ gốc cây.

Tuần Văn hóa - Du lịch Bắc Kạn tràn ngập các sản phẩm OCOP

Tuần Văn hóa - Du lịch Bắc Kạn tràn ngập các sản phẩm OCOP

Ảnh 09:34

BẮC KẠN Hơn 100 sản phẩm OCOP tiêu biểu của tỉnh Bắc Kạn được giới thiệu, trưng bày, nhằm góp phần nâng cao giá trị thương hiệu sản phẩm OCOP gắn với du lịch.

Vinh quang và nỗi đau giữa đại ngàn Trường Sơn

Vinh quang và nỗi đau giữa đại ngàn Trường Sơn

Ảnh 15:30

Trường Sơn có vinh quang của Tổ quốc thống nhất, có nỗi đau của những Mẹ Việt Nam anh hùng và chứng tích rõ ràng nhất là Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn.

Nông dân chật vật mưu sinh dưới cái nóng 42 độ C

Nông dân chật vật mưu sinh dưới cái nóng 42 độ C

Ảnh 10:39

Đợt nắng nóng đặc biệt gay gắt 4 ngày nay khiến cuộc sống người dân Hà Tĩnh đảo lộn, nhất là những nông dân 'chân lấm tay bùn'.

Lên rừng 'đổi gió' tắm suối giải nhiệt

Lên rừng 'đổi gió' tắm suối giải nhiệt

Ảnh 17:55

Thay vì xuống biển, hàng nghìn người dân ở vùng đồng bằng tỉnh Hà Tĩnh đổ xô lên huyện miền núi Hương Sơn tắm suối, giải nhiệt.

Thành cổ Quảng Trị: 'Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi...'

Thành cổ Quảng Trị: 'Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi...'

Ảnh 06:00

'Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi. Cho đồng đội tôi nằm yên dưới cỏ...' là 2 câu trong bài thơ 'Tấc đất thành cổ' của Phạm Đình Lân nói về thành cổ Quảng Trị.

Xem thêm

Bình luận mới nhất