| Hotline: 0983.970.780

Ngành Bảo hiểm góp phần ổn định xã hội và phát triển nền kinh tế

Thứ Sáu 27/05/2022 , 17:48 (GMT+7)

Sáng 26/5, trường Đại học KTQD cùng Học viện Tài chính tổ chức Hội thảo khoa học về 'Vai trò của ngành Bảo hiểm với sự ổn định xã hội và phát triển kinh tế'.

Sáng 26/5, tại trường Đại học KTQD cùng Học viện Tài chính tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia về 'Vai trò của ngành Bảo hiểm với sự ổn định xã hội và phát triển kinh tế'.

Sáng 26/5, tại trường Đại học KTQD cùng Học viện Tài chính tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia về 'Vai trò của ngành Bảo hiểm với sự ổn định xã hội và phát triển kinh tế'.

Hội thảo được tổ chức với sự đồng hành của Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (Bảo hiểm Agribank).

PGS, Tiến sỹ Trương Thị Thủy cho biết, Hội thảo đã hội tụ được ba nhà: Nhà giáo, nhà nghiên cứu và nhà quản lý thực tiễn, cùng ngồi lại với nhau để trao đổi, thảo luận về “Vai trò của ngành bảo hiểm đối với sự ổn định xã hội và phát triển kinh tế”.

Với vai trò nhà quản lý, Thạc sỹ Đào Trung Kiên, phó Viện trưởng Viện Phát triển Bảo hiểm Việt nam, Cục Quản lý, giám sát Bảo hiểm – Bộ Tài chính đã nhận định về sự phát triển, cơ hội, thách thức và một số định hướng gợi mở cho thị trường bảo hiểm Việt Nam trong giai đoạn 2021 - 2030.

Tiến sỹ Nguyễn Thị Thu Hà, Trưởng bộ môn Bảo hiểm, khoa bảo hiểm, trường Đại học KTQD trình bày tham luận về Bảo hiểm với sự Phát triển kinh tế xã hội, nêu bật vai trò chuyển giao rủi ro, dàn trải tổn thất của bảo hiểm.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm sau buổi Hội thảo.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm sau buổi Hội thảo.

Phần tham luận của Tiến sỹ Hà đã nêu một số ví dụ về các vụ thực hiện cam kết bồi thường lớn nhất ở Việt Nam, trong đó có vụ bồi thường chìm tàu Vinalines Queen của Bảo hiểm Agribank năm 2011, với số tiền bồi thường lên đến 25 triệu USD.

Một số chủ đề như ảnh hưởng của đại dịch Covid đến sự phát triển của thị trường bảo hiểm, hay những xu hướng vận động đang làm thay đổi môi trường kinh doanh, từ biến đổi khí hậu, đến các tác động của chính trị, xã hội, cũng như nhiều đề xuất được nêu ra cho các nhà quản lý từ phía các doanh nghiệp cũng được các diễn giả trình bày trong các phần tham luận của mình, nhằm tạo thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, cũng như để Bảo hiểm phát huy tốt vai trò của mình trong việc ổn định xã hội và phát triển nền kinh tế.

Thảo luận tại Hội thảo, ông Đỗ Minh Hoàng, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm Agribank - Đơn vị tiên phong trong việc triển khai bảo hiểm nông nghiệp dưới hình thức thương mại tại khu vực nông nghiệp, nông thôn đã đưa ra những khó khăn, thách thức mang tính nội tại của ngành Nông nghiệp.

Ông Đỗ Minh Hoàng, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm Agribank phát biểu tại hội thảo.

Ông Đỗ Minh Hoàng, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm Agribank phát biểu tại hội thảo.

Ông Hoàng nhấn mạnh, để phát huy được vai trò của bảo hiểm nông nghiệp cho khu vực Tam nông cần có tổng thể cả về cơ chế và giải pháp đặc thù để phát triển và cần có phương án triển khai bảo hiểm nông nghiệp gắn với tín dụng. Thời gian qua, phương thức triển khai bảo hiểm nông nghiệp gắn với tín dụng nông nghiệp qua kênh phân phối ngân hàng Agribank là mô hình chứng minh đạt nhiều kết quả khả quan trong thực tiễn triển khai của Bảo hiểm Agribank.

Có thể nói, Hội thảo đã thu hút được nhiều các tham luận sâu sắc, chuẩn bị công phu, cùng nhiều ý kiến thảo luận cởi mở của các doanh nghiệp, các nhà quản lý, nhà nghiện cứu về thị trường bảo hiểm Việt Nam.

Hội thảo đã đưa ra được nhiều khó khăn, thách thức, cũng như những trăn trở để ngành Bảo hiểm phát huy được vai trò của mình trong việc ổn định xã hội và phát triển nền kinh tế.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm