| Hotline: 0983.970.780

Ngày không thể nào quên

Thứ Sáu 18/02/2022 , 10:01 (GMT+7)

Đã 43 năm sau chiến tranh, ký ức của những người ở Đài phát thanh Hoàng Liên Sơn khi sơ tán đài phát sóng khu vực Cam Đường dưới làn đạn thì không thể quên…

Nhà máy nhiệt điện Lào Cai, sau ngày 17/2/1979 bị xóa sổ. Ảnh: TL.

Nhà máy nhiệt điện Lào Cai, sau ngày 17/2/1979 bị xóa sổ. Ảnh: TL.

Buổi sáng tôi vừa trở dậy đã nghe bản tin thời sự sáng 17/2/1979 của Đài Tiếng nói Việt Nam đưa tin Trung Quốc xâm lược toàn tuyến biên giới 6 tỉnh phía Bắc Việt Nam. Lúc 9h30, đồng chí giám đốc đi họp trên tỉnh về triệu tập khẩn cấp lãnh đạo các phòng ban triển khai nhiệm vụ trên giao. Trong đó đài thành lập tổ phóng viên mặt trận, tổ ứng cứu Đài phát thanh T3 (trước 30/4/1975, T3 là Đài phát thanh Giải phóng của Trung ương Cục miền Nam, năm 1977 sau khi giải phóng đài bàn giao cho Đài Hoàng Liên Sơn lúc đó đang phát sóng ở gần Cam Đường, cách biên giới khoảng 4km).

Ăn cơm trưa xong lúc 11h, tôi cùng 3 anh em Dương Soái, Đỗ Lý Cậy và Nguyễn Bá Ngữ lên xe ngược Lào Cai. Tuyến đường gần 150km nhưng phải mất 8 tiếng đồng hồ mới tới được T3. Phải chờ đợi qua phà Phố Lu ở huyện Bảo Thắng mất 2 tiếng vì ưu tiên cho bộ đội, thương binh, công an chở quân và vũ khí lên chiến trường, nhân dân sơ tán về tuyến sau đông nghịt xếp hàng dài vài cây số.

Lúc đó anh Dương Soái xuống Bảo Thắng làm việc với Bộ Tư lệnh tiền phương còn chúng tôi phi thẳng lên tuyến lửa. Mãi gần 21h chúng tôi mới tới T3 đặt trên một ngọn đồi cao trong khu vực Cam Đường. Lúc này quân Trung Quốc đã chiếm được cầu Kim Tân ở km4 cách chúng tôi tầm 2km. Xe vừa lao đến nơi thì hàng loạt pháo, cối tới tấp bắn bủa vây quanh xe nhưng không ai việc gì mà xe cũng an toàn.

Tranh thủ ăn miếng cơm cùng tổ kỹ thuật gồm anh Trần Khánh Dư tổ trưởng và anh Vũ Thịnh, chị Kim Thoa tổ viên, sau khi hội ý truyền đạt ý kiến và kế hoạch của cấp trên chúng tôi chui hết vào nhà máy ngủ cho yên tâm. Nhà máy xây hồi chống chiến tranh bắn phá hoại của Mỹ nên tường xây dày 2m hai lớp, trong đổ cát, trần bê tông cũng hai lớp, trong nhà còn có hầm cá nhân và nắp đậy.

Sáng hôm sau, 5h anh em dậy tháo dỡ các vật liệu linh kiện quan trọng như khối phát sóng chủ, đèn công suất và những thứ có thể mang lên xe trở về hậu phương. Với phương châm nếu địch chiếm được cũng không khai thác để phản tuyên truyền. Gần 9h sáng công việc cũng tạm ổn, chúng tôi lên xe chào mọi người ở lại rút sau. Xe vừa nổ máy thì ngay lập tức pháo lại dồn dập bắn như sấm rền. Đồng chí Nguyễn Sơn là công an bảo vệ đài bị thương ngay tại nơi chúng tôi vừa rú ga cho xe lao đi trong làn lửa pháo địch.

Sau này tôi mới biết đêm ngủ trong hầm phát sóng, lũ thám báo nằm ngay phía trên cách đó không xa. Chả trách xe vừa đi đã bị pháo bắn bủa vây.

Chúng tôi rút an toàn, chạy 40km về Phố Lu cũng mất cả ngày vì lúc này còn căng hơn lúc lên, người sơ tán đông kín đường, xe cứu thương, xe bộ đội, xe công an… nườm nượp ngược lên mặt trận mà chỉ có chiếc phà cũ rích ỳ ạch chờ từng chuyến một. Chờ suốt đêm đến hôm sau chúng tôi mới sang được sông trở về Yên Bái.

Sau chiến tranh, tổ chúng tôi trở lại thu dọn chiến trường mới thấy sự thảm khốc. Căn hầm chúng tôi ngủ hôm nào, lúc rút tổ kỹ thuật bắn thủng trạm biến áp cho dầu chảy ra và đốt cháy nhom nhem. Giờ nhìn rõ vệt lửa do súng phun lửa bắn vào cháy rụi cả sắt thép kim loại, máy móc như một đống tro tàn. Chúng tôi lên đồi kiểm tra ăng ten thì thấy một chỗ cỏ nhẵn lỳ và còn cả vỏ bao thuốc in chữ Trung Quốc còn sót lại.

Đó là những ngày giáp mặt với quân thù, sự sống và cái chết thật mong manh, ký ức về một thời chiến tranh thật khó quên.

Xem thêm
Ông Bùi Xuân Diệu làm Giám đốc Sở NN-PTNT Ninh Bình

Ông Bùi Xuân Diệu, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Kim Sơn được Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Ninh Bình.

Ngành NN-PTNT khu vực ĐBSCL đạt và vượt nhiều chỉ tiêu

ĐBSCL Ngày 14/11, tại cảng Du thuyền TP Mỹ Tho diễn ra hội nghị tổng kết thi đua các khối Sở NN-PTNT vùng ĐBSCL lần thứ VIII năm 2024.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Ghi ở 'thủ phủ' phế liệu Hà Nội [Bài 1]: Khi rác nhựa là nguồn sống

Gần nửa thập kỷ qua, nghề phân loại, tái chế rác nhựa đã biến phân nửa làng nghề hương tăm truyền thống ở Xà Cầu thành 'thủ phủ' phế liệu lớn nhất thủ đô.