| Hotline: 0983.970.780

Nghệ An yêu cầu trại lợn của Đại Thành Lộc khắc phục ô nhiễm

Thứ Sáu 14/08/2020 , 10:00 (GMT+7)

Kết quả kiểm tra của cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An cho thấy, tình trạng ô nhiễm của trại lợn giống siêu nạc của Đại Thành Lộc cần xử lý nghiêm.

Cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An chỉ rõ nhiều vấn đề tồn tại tại trại lợn giống siêu nạc công nghệ cao Nam Hưng của Công ty Đại Thành Lộc.

Cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An chỉ rõ nhiều vấn đề tồn tại tại trại lợn giống siêu nạc công nghệ cao Nam Hưng của Công ty Đại Thành Lộc.

Không đảm bảo

Sau cuộc họp nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường tại trang trại lợn giống siêu nạc của Công ty trách nhiệm hữu hạn Đại Thành Lộc ở trên địa bàn xã Nam Hưng (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Hồng Vinh đã có kết luận chính thức.

Cụ thể, hồ chứa nước Tràng Đen đảm bảo nhiệm vụ cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, là khu vực tiếp nhận nước mặt và nước thải từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có cả nước thải từtrang trại chăn nuôi lợn giống siêu nạc công nghệ cao của Công ty Đại Thành Lộc và các hộ chăn nuôi khác tại xã Nam Hưng.

Việc xả nước thải của trại lợn siêu nạc xuống khu vực hồ chứa nước Tràng Đen là có thật.

Việc xả nước thải của trại lợn siêu nạc xuống khu vực hồ chứa nước Tràng Đen là có thật.

Trang trại của Đại Thành Lộc chính thức đi vào hoạt động từ năm 2011 với diện tích hơn 27 ha, đáp ứng quy mô tổng đàn 7.000 con (2.400 nái, 100 đực, 4.500 lợn con), ngoài ra còn nuôi thêm 300 con cá sấu. Đến năm 2020, do tác động của thị trường đã chủ động giảm đàn xuống 6.830 con.

Đây không phải là lần đầu trang trại lợn của Đại Thành Lộc vướng lùm xùm liên quan đến vấn đề ô nhiễm, cần biết rằng năm 2017 Thanh tra Sở TN-MT đã tiến hành xử phạt số tiền 60 triệu đồng, chưa kể năm 2014 phải nộp đến 270 triệu vì lý do tương tự.

Sau khi tiếp nhận đơn thư phản ánh của người dân vào ngàu 27/7/2020, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở TN-MT phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành xác minh, làm rõ. Kết quả kiểm tra sơ bộ ngày 4/8 cho thấy:

“Phần bạt HDPE chống thấm của hồ lắng bị rách nhiều chỗ, trường hợp nước thải dâng ngập có khả năng bị thấm ra ngoài gây ô nhiễm môi trường đất, nước. Hệ thống mương dẫn nước thải từ hồ lắng biogas chảy về bổ sung hóa chất xuất hiện tình trạng rò rỉ ra mương thoát nước mặt; xác lợn chết chôn lấp không đúng quy định; việc xử lý mùi tại trang trại chưa đảm bảo”.

Về thông tin phản ánh nước tại hồ Tràng Đen bị ô nhiễm trầm trọng, do ảnh hưởng của yếu tố thời tiết nên thời điểm lấy mẫu để phân tích khó đảm bảo chính xác tuyệt đối, vì thế cần phải lấy mẫu bổ sung.

Khẩn trương xử lý

Để giải quyết các vấn đề về môi trường nhằm đảm bảo ổn định đời sống của người dân, Phó Chủ tịch Lê Hồng Vinh yêu cầu Công ty TNHH Đại Thành Lộc phải triển khai phương án, khẩn trương thay thế bạt tại hồ lắng nước thải, nâng cao thành hồ lắng; thay mương xi măng dẫn nước thải bằng đường ống nhựa PVC, lắp đặt thêm các hệ thống xử lý mùi tại các chuồng trại; có biện pháp ngăn nước mưa xung quanh chảy vào. Những nội dung trên phải hoàn thành trước ngày 18/8/2020.

Tỉnh Nghệ An chấp thuận chủ trương, cho phép xây dựng trại lợn trên đầu nguồn 'góp phần' làm ảnh hưởng trầm trọng nguồn nước phía dưới.

Tỉnh Nghệ An chấp thuận chủ trương, cho phép xây dựng trại lợn trên đầu nguồn "góp phần" làm ảnh hưởng trầm trọng nguồn nước phía dưới.

Bên cạnh đó, chủ đầu tư của trại lợn phải nghiên cứu thay đổi hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ mới, đảm bảo tuần hoàn tái sử dụng 100% nước thải sau hệ thống xử lý, việc này phải hoàn thành trước ngày 15/12.

Trong thời gian khắc phục các tồn tại, Công ty Đại Thành Lộc phải giảm đàn phù hợp với quy mô, công suất và hệ thống xử lý hiện có.

Về phía Sở TN-MT, ông Lê Hồng Vinh yêu cầu tiếp tục lấy mẫu đột xuất đối với nước thải sau hệ thống xử lý và nước mặt hồ Tràng Đen để đối chứng. Khi có kết quả, đơn vị sẽ đứng ra chủ trì công bố và xử lý vi phạm về môi trường, cũng như đưa ra theo quy định của pháp luật trước ngày 19/8.

Về phía cấp chính quyền, trái với tuyên bố vô trách nhiệm trước đó của ông Đinh Xuân Quế, Chủ tịch UBND huyện Nam Đàn rằng “trại thuộc thẩm quyền quản lý của tỉnh chứ không thuộc thẩm quyền của huyện”, lãnh đạo tỉnh Nghệ An yêu cầu Thường trực huyện ủy Nam Đàn các phần việc cụ thể:

Chỉ đạo UBND huyện, các cơ quan chuyên môn… tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân tuân thủ pháp luật; phối hợp Sở TN-MT, Sở Y tế cũng thực hiện; chủ động đề xuất tỉnh, các ngành cấp tỉnh xem xét, giải quyết các vấn đề liên quan.

Ngoài ra, phải kiểm tra, xử lý nghiêm các nguồn thải của cơ sở, hộ gia đình sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh, dịch vụ xả chất thải chưa qua xử lý xuống hồ Tràng Đen; báo cáo trước ngày 30/9/2020.

Công ty Đại Thành Lộc cũng đang vướng vào nghi vấn cung cấp lợn giống nhiễm bệnh tai xanh hàng loạt cho các chủ trại trên địa bàn Nghệ An. Ảnh: Việt Khánh.

Công ty Đại Thành Lộc cũng đang vướng vào nghi vấn cung cấp lợn giống nhiễm bệnh tai xanh hàng loạt cho các chủ trại trên địa bàn Nghệ An. Ảnh: Việt Khánh.

Như phản ánh của NNVN, thời gian qua tình trạng ô nhiễm xung quanh vị trí trại lợn giống siêu nạc của Công ty TNHH Đại Thành Lộc ngày càng trầm trọng. Do bị tác động suốt thời gian dài nên nguồn nước tại hồ Tràng Đen xuống cấp thấy rõ, nay đã chuyển sang trạng thái đóng váng, quan sát nước có màu xanh đen, nhiều điểm đặc quánh, mùi hôi thối xốc lên nồng nặc.

Tình trạng kéo dài cả chục năm nhưng không được giải quyết triệt để, điều này khiến người dân xã Nam Hưng vô cùng bức xúc. Đỉnh điểm, vào ngày 9/8 vừa qua, khoảng 200 người đã kéo đến tập trung tại hồ Tràng Đen, sau đó lũ lượt di chuyển đến đầu nguồn xả thải của trại lợn yêu cầu các cơ quan chức năng quyết làm cho ra nhẽ.

Ngoài nội dung trên, Công ty TNHH Đại Thành Lộc cũng đang vướng vào nghi vấn cung cấp lợn giống nhiễm bệnh tai xanh hàng loạt cho các chủ trại trên địa bàn Nghệ An. Được biết, tổng lô hàng trên 900 con với kinh phí khoảng 3 tỷ đồng.

Xem thêm
Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn, Vĩnh Long có vi phạm, khuyết điểm

Đó là kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, sau Kỳ họp thứ 52, tổ chức từ ngày 9 đến 11/12, do ông Trần Cẩm Tú chủ trì tại Hà Nội

Sơn La duy trì 12 đơn vị cấp huyện sau sắp xếp

Triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, giai đoạn 2023 – 2025, tỉnh Sơn La giảm được 4 đơn vị cấp xã...

Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao

Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.