| Hotline: 0983.970.780

Nghệ An: Người dân than trời vì trại lợn Đại Thành Lộc ô nhiễm nặng

Thứ Ba 11/08/2020 , 09:30 (GMT+7)

Bức xúc trước tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng liên quan đến trại lợn Đại Thành Lộc, hàng trăm người dân xã Nam Hưng tiếp tục đứng lên phản đối gay gắt.

Hồ Tràng Đen ô nhiễm trầm trọng kể từ thời điểm trại lợn của Đại Thành Lộc đi vào hoạt động.

Hồ Tràng Đen ô nhiễm trầm trọng kể từ thời điểm trại lợn của Đại Thành Lộc đi vào hoạt động.

Vấn đề nóng xảy ra trên địa huyện Nam Đàn (Nghệ An), lạ thay lãnh đạo nơi đây lại khẳng định đó là việc của tỉnh.

Bức tử môi trường

Chịu cảnh "sống chung với lũ" cả chục năm, đến tận thời điểm này người dân tại địa bàn xã Nam Hưng (Nam Đàn, Nghệ An) vẫn chưa tài nào thoát ra khỏi tình trạng ô nhiễm môi trường do trại lợn giống siêu nạc của Công ty TNHH Đại Thành Lộc gây nên.

Theo tìm hiểu của PV NNVN, trang trại nói trên có tổng diện tích khoảng 26 ha, trong đó phần xây dựng cơ bản tầm 8 ha, còn lại để trồng cây xanh và xử lý môi trường.

Người dân Nam Hưng chỉ đích danh trại lợn siêu nạc của Đại Thành Lộc là tác nhân chính.

Người dân Nam Hưng chỉ đích danh trại lợn siêu nạc của Đại Thành Lộc là tác nhân chính.

Mô hình được trang thiết bị hệ thống máy móc hiện đại, tiên tiến được nhập khẩu từ nước ngoài. Những tưởng có sự đầu tư bài bản, ra tấm ra món ngay từ ban đầu trại lợn của Đại Thành Lộc sẽ trở thành hình mẫu điển hình trong việc áp dụng chăn nuôi quy mô lớn.

Sáng 10/8, trao đổi với PV NNVN, ông Đinh Xuân Quế, Chủ tịch UBND huyện Nam Đàn lảng tránh trách nhiệm một cách vô cảm: Trại thuộc thẩm quyền của tỉnh chứ không thuộc thẩm quyền của huyện, vấn đề này huyện không kết luận được! Sự lạnh lùng của quan đầu huyện càng khiến cho dân chúng hoài nghi về các tiêu chí của cái gọi là huyện Nông thôn mới.

Tuy nhiên thực tế lại diễn tiến hoàn toàn trái ngược, đến nay nỗi lo ngày càng hiện rõ.

Được biết, toàn bộ trang trại nằm trên đồi Cột Cờ, vị trí thượng nguồn đập Ba Khe, nơi nguồn nước chảy ra hồ Tràng Đen. Theo những người tường tận, nguyên do ô nhiễm bắt đầu từ đây:

“Chăn nuôi là lĩnh vực nhạy cảm, đặc biệt khi triển khai với quy mô lớn như trang trại lợn của Công ty Đại Thành Lộc. Thông thường để đảm bảo tiêu chí vệ sinh môi trường nhất thiết phải bố trí ở vị trí phù hợp, đòi hỏi phải cách xa khu dân cư, xa nguồn nước.

Việc rõ rành rành ai ai cũng biết, chẳng hiểu lãnh đạo tỉnh Nghệ An dựa vào đâu lại chấp thuận chủ trương cho chủ đầu tư xây dựng hệ thống trang trại ở thượng nguồn…”, một hộ dân tại xã Nam Hưng thắc mắc.

Nước hồ đen kịt khiến chức năng cấp nước sinh hoạt và sản xuất gần như không còn tác dụng.

Nước hồ đen kịt khiến chức năng cấp nước sinh hoạt và sản xuất gần như không còn tác dụng.

Không chấp nhận sống trong điều kiện bất an, hàng loạt đơn thư kêu cứu được phát đi liên hồi, đáp lại phía chính quyền và cơ quan chuyên ngành cũng có những động thái vào cuộc nhất định, đi kèm là một số hình phạt cụ thế, dù vậy mấu chốt vấn đề lại chưa được giải quyết triệt để.

Từ những điều mắt thấy tai nghe, PV nhận thấy phản ánh của người dân hoàn toàn có cơ sở. Quan sát thực tế không thể phủ nhận tình trạng ô nhiễm đang diễn ra từng ngày từng giờ, việc phải chịu trận hết năm này qua năm khác quả thực là cực hình.

Bức xúc dâng cao

Đưa lên bàn bạc không biết bao nhiêu bận nhưng nút thắt mãi chưa có hướng tháo gỡ, mọi thứ cứ thế căng như dây đàn luôn chực trờ bung đứt bất kỳ lúc nào.

Điều gì đến phải đến, mới đây cả trăm người dân trong vùng liên đới đã mang theo băng rôn lục đục gọi nhau kéo ra hồ Tràng Đen, từ đây nhanh chóng di chuyển tiếp đến trại chăn nuôi lợn giống siêu nạc Nam Hưng của Công ty TNHH Đại Thành Lộc quyết làm cho ra nhẽ.

Sống trong cảnh bất an kéo dài là nguyên do dẫn đến việc đứng lên đòi quyền lợi (ảnh cắt từ video).

Sống trong cảnh bất an kéo dài là nguyên do dẫn đến việc đứng lên đòi quyền lợi (ảnh cắt từ video).

Dưới cái nóng gay gắt của ngày hè oi bức, những cái đầu nóng càng thêm phần bốc hỏa. Không khí căng thẳng đến mức lãnh đạo huyện Nam Đàn, xã Nam Hưng cùng những người có trách nhiệm phải ngồi lại cùng nhau.

Tại buổi đối thoại, một số kiến nghị, định hướng trong thời gian tới đã được bàn đến, dù vậy tình hình chưa ngã ngũ.

Đề cập đến nội dung “nhạy cảm”, ông Nguyễn Đức Hòa, Giám đốc Công ty TNHH Đại Thành Lộc cho biết, sau khi tiếp nhận thông tin phía cơ quan chuyên môn đã vào cuộc tiến hành lấy mẫu xét nghiệm, kiểm tra, hiện tại đang chờ kết luận sau cùng.

Nội dung trên băng rôn cho thấy sự việc rất nghiêm trọng (ảnh cắt từ video).

Nội dung trên băng rôn cho thấy sự việc rất nghiêm trọng (ảnh cắt từ video).

Được biết, Sở TN-MT chịu trách nhiệm chủ trì đoàn kiểm tra chuyên ngành, thành phần tham gia có đại diện lãnh đạo huyện Nam Đàn và đầy đủ các ban, ngành khác có liên quan.

Theo tìm hiểu của NNVN, hiện trại lợn thịt siêu nạc tại xã Nam Hưng của Công ty TNHH Đại Thành Lộc đáp ứng quy mô 1.700 lợn nái ngoại, 20 lợn đực giống và trên 3.000 lợn con. Vấn đề của đơn vị này không chỉ gói gọn quanh tình trạng ô nhiễm môi trường, thực chất việc kinh doanh cũng để lại nhiều điều tiếng.

Không riêng gì vấn đề ô nhiễm, hiện Đại Thành Lộc còn vướng vào nghi vấn liên quan đến việc cấp giống nhiễm bệnh tai xanh cho nhiều khách hàng trên địa bàn Nghệ An.

Không riêng gì vấn đề ô nhiễm, hiện Đại Thành Lộc còn vướng vào nghi vấn liên quan đến việc cấp giống nhiễm bệnh tai xanh cho nhiều khách hàng trên địa bàn Nghệ An.

Không hẹn mà gặp, vừa qua một số khách hàng thuộc các huyện Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Nam Đàn, thị xã Thái Hòa cùng đồng loạt phản ánh chất lượng đầu vào của đơn vị này, cụ thể là tổng đàn lợn hơn 900 con với tổng kinh phí trên 3 tỷ đồng. Trước đó, qua xét nghiệm các mẫu phẩm (hộ dân cung cấp - PV) đã phát hiện dương tính với virus tai xanh.

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Lạng Sơn rà soát lại các gói thầu liên quan đến công ty Thuận An

Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An tham gia thi công một phần của dự án nâng cấp Quốc lộ 4B, kết nối liên vùng giữa tỉnh Lạng Sơn - Quảng Ninh.

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm